Lời khuyên để có một mùa hè khoẻ mạnh từ chuyên gia

Lời khuyên để có một mùa hè khoẻ mạnh từ chuyên gia
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thuỷ văn Trung ương thì ngay sau đợt rét hiện tại, nền nhiệt miền Bắc, miền Trung tăng nhanh. Vào cuối tuần nắng nóng diện rộng có khả năng xuất hiện tại Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, riêng vùng núi Bắc Trung Bộ có thể lên ngưỡng 35-37 độ.

Mùa hè có thể là thời gian vui chơi, nghỉ ngơi ngoài trời nhiều hơn, đặc biệt là khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng. Tuy nhiên nguy cơ gặp phải các rủi ro sức khoẻ theo mùa vẫn tiềm ẩn. Chẳng hạn như nguy cơ cháy nắng, dị ứng, côn trùng đốt,..

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thuỷ văn Trung ương thì ngay sau đợt rét hiện tại, nền nhiệt miền Bắc, miền Trung tăng nhanh. Vào cuối tuần nắng nóng diện rộng có khả năng xuất hiện tại Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, riêng vùng núi Bắc Trung Bộ có thể lên ngưỡng 35-37 độ.

Vậy cần làm gì để có một mùa hè khoẻ mạnh khi thời tiết trở nên nắng nóng hơn?

1. Vận động ngoài trời

Mùa hè có lẽ là thời điểm thích hợp để mọi người tham gia vào các hoạt động thể chất nhiều hơn và nâng cao thể lực. Bên cạnh đó, với thời gian ban ngày dài hơn cộng với các kì nghỉ hè sắp tới cũng là cơ hội cho mọi người tăng cường sức khoẻ với các hoạt động ngoài trời.

Mặc dù vậy, với những ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm thì việc ở trong nhà nên là một lựa chọn được ưu tiên. Nếu muốn đi dạo hoặc tập luyện, thời điểm sáng sớm và chiều muộn có thể là thời điểm thích hợp hơn cả.

Lời khuyên để có một mùa hè khoẻ mạnh từ chuyên gia - Ảnh 2.

Mùa hè có lẽ là thời điểm thích hợp để mọi người tham gia vào các hoạt động thể chất nhiều hơn và nâng cao thể lực (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Sai lầm khi tập thể dục mùa hè khiến vừa khó giảm cân vừa dễ gặp chấn thương

Theo CDC, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Một số hoạt động thể chất bạn có thể duy trì trong mùa hè như:

- Đi bộ hoặc hiking (đi bộ đường dài)

- Dạo thăm sở thú, các trung tâm giải trí ngoài trời

- Khám phá các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên

- Đạp xe

- Chạy bộ

- Bơi lội.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, các hoạt động thể chất giúp thúc đẩy và cải thiện các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, ngăn ngừa và chống lại bệnh béo phì, tăng cường thể lực và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra, duy trì tập luyện còn được cho là góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, các vấn đề về tim cũng như cải thiện nhận thức ở trẻ em và người lớn tuổi.

Tuy nhiên, trước khi ra ngoài vận động bạn cần đảm bảo đã trang bị đầy đủ để bảo vệ bản thân.

2. Bảo vệ khỏi tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời

Ánh nắng mặt trời được biết đến với nguồn vitamin D tự nhiên, tuy nhiên hiện nay với tác hại từ tia bức xạ của mặt trời thì người dân không được khuyên thường xuyên phơi nắng để hấp thụ vitamin D như trước do nguy cơ tổn thương da và ung thư từ tia UV.

Lời khuyên để có một mùa hè khoẻ mạnh từ chuyên gia - Ảnh 3.

Bảo vệ khỏi tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời (Ảnh: Internet)

UVA xâm nhập sâu vào da, phá hỏng mô liên kết và mạch máu gây mất đàn hồi cho da, tăng nếp nhăn và lão hoá sớm khi tiếp xúc quá nhiều.

Tia UVB có thể gây mẩn đỏ và tổn thương sâu cho da ngay lập tức nếu tiếp xúc lâu, chẳng hạn như cháy nắng.

Đọc thêm: Tại sao không nên bỏ qua chuỗi động tác Yoga chào mặt trời khi luyện tập?

Nhìn chung, để bảo vệ da khỏi tia UVA mọi người có thể lựa chọn kem chống nắng phổ rộng, ngăn được cả tia UVA và UVB. Chỉ số SPF của kem chống nắng ít nhất là 50. Với những người có nguy cơ ung thư da cao hơn, nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn.

Sau khi đổ mồ hôi hoặc sau khi bơi, bạn nên bôi lại kem chống nắng.

3. Uống nhiều nước

Trong thời tiết nóng bức thì giữ đủ nước là điều quan trọng để bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể mất đi do đổ mồ hôi.

Lời khuyên để có một mùa hè khoẻ mạnh từ chuyên gia - Ảnh 4.

Trong thời tiết nóng bức thì giữ đủ nước là điều quan trọng để bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể mất đi do đổ mồ hôi (Ảnh: Internet)

Các loại đồ uống có chứa cồn, caffein không có tác dụng giúp cơ thể chống mất nước thậm chí là khiến lượng chất lỏng của cơ thể mất đi nhiều hơn. Các dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm:

- Khô miệng

- Đau đầu

- Nhẹ đầu

- Chóng mặt

- Tiểu ít hoặc không đi tiểu

- Táo bón

- Chuột rút các bắp.

Nhìn chung, để có mùa hè khoẻ mạnh thì bạn cần tránh để cơ thể rơi vào trạng thái mất nước do nó có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, suy thận hay sốc.

4. Giữ cơ thể mát mẻ

Tình trạng kiệt sức do nắng nóng khi thời tiết oi bức có thể có các triệu chứng sau:

- Nổi da gà

- Đổ mồ hôi nhiều

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Mệt mỏi, nhức đầu

- Mạch yếu, nhanh

- Huyết áp thấp

- Chuột rút cơ bắp

- Hoa mắt,...

Bất kì ai bị kiệt sức vì nắng nóng cũng phải dừng lại và nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời và uống thật nhiều nước hoặc đồ uống thể thao.

Nếu không được điều trị, tình trạng kiệt sức vì nắng nóng có thể gây ra say nắng - một tình trạng có thể dẫn tới tử vong.

Để giảm nguy cơ kiệt sức vì nắng nóng hay say nắng thì bạn cần:

- Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài

- Uống nhiều nước

- Tránh các bữa ăn nặng,...

Khi tập thể dục, việc luôn mang theo một chai nước là cần thiết.

5. Bảo vệ cơ thể khỏi bọ và côn trùng

Các loại côn trùng phổ biến trong mùa hè là muỗi, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng,... Nếu bạn dành nhiều thời gian ở ngoài trời, nhất là những nơi nóng ẩm thì nên sử dụng các thuốc chống côn trùng có chứa DEET - một hợp chất giúp che giấu mùi của con người khỏi con trùng.

Ngoài ra thì picaridin cũng là một chất chống côn trùng hiệu quả khác, mọi người có thể bôi lên quần áo để ngăn ngừa việc bị côn trùng cắn.

Vết cắn hay vết đốt côn trùng nếu không xử lý đúng có thể gây dị ứng và nhiễm trùng.

Ngoài việc sử dụng chất chống côn trùng thì vào mùa hè, bạn cũng nên đóng các cửa sổ ra vào vào thời điểm nhiều côn trùng; vứt rác thường xuyên; luôn đi giày kín mũi chân; tránh sử dụng quá nhiều mùi thơm; tránh mặc quần áo màu tối hoặc in hoa khi đi ở những khu vực có rủi ro gặp ong bắp cày;...

Nếu bị côn trùng cắn và gặp phải các phản ứng dị ứng nguy hiểm thì bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Điều đầu tiên cần loại bỏ ngòi đốt; rửa lại vùng bị đốt bằng xà phòng và nước để giảm ngứa, sưng và đau.

Nếu bạn sử dụng cả kem chống nắng và thuốc chống côn trùng dạng kem; hãy bôi kem chống nắng trước. Sau khi vào nhà, hãy kiểm tra kỹ càng lại quần áo, mũ nón và cơ thể để tìm bọ ve, côn trùng báo vào.

6. Có một chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn mùa hè nên ưu tiên các món ăn có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các loại trái cây, món ăn không nên tiêu thụ vào mùa hè bạn có thể xem thêm trong Các loại thực phẩm mùa hè không tốt cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, ưu tiên các loại nước uống có fluoride thay vì đồ uống có đường hoặc có cồn để giả lượng calo và giữ an toàn.

Nhìn chung, để có mùa hè khoẻ mạnh thì bạn cần chuẩn bị nhiều kiến thức khác ngoài các vấn đề kể trên như nguy cơ hoả hoạn do lửa trại, tiệc nướng, không hút thuốc lá,... Một số rối loạn cảm xúc theo mùa có thể khó quản lý và bạn cần sự can thiệp của bác sĩ cũng như các liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm.

Nguồn dịch: How to stay healthy during summer


https://suckhoehangngay.vn/loi-khuyen-de-co-mot-mua-he-khoe-manh-tu-chuyen-gia-20220419121746918.htm
Tác giả: NGL