Lợi khuẩn là gì và những lợi ích với sức khỏe

Lợi khuẩn là gì và những lợi ích với sức khỏe
Lợi khuẩn là gì? Nó có tác dụng như thế nào đối với cơ thể chúng ta? Để tìm hiểu các thông tin này, mời bạn theo dõi định nghĩa của lợi khuẩn trong bài viết dưới đây.

1. Lợi khuẩn là gì?

Định nghĩa của lợi khuẩn là gì? Lợi khuẩn được các nhà khoa học định nghĩa là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe và cơ thể con người. Lợi khuẩn thường là những loại vi khuẩn hay các loại nấm men có chức năng nhất định, tác động tốt tới cơ thể.

Một vài người hay nhầm lẫn giữa lợi khuẩn ''probiotics'' và ''prebiotics''. Tuy nhiên thực tế prebiotics chỉ là nguồn thức ăn cung cấp chất xơ cho các lợi khuẩn đã có có sẵn bên trong đường ruột.

Theo như các nghiên cứu có rất nhiều loại lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Trong đó 2 loại phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. Tuy nhiên trong hai loại này còn phân ra thành nhiều chủng khác nhau.

Tùy thuộc vào các điều kiện sức khỏe của cơ thể mỗi người sẽ có những loại lợi khuẩn khác nhau hoạt động. Bởi vậy việc lựa chọn loại lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bất cứ tài liệu, bằng chứng khoa học nào để có thể đưa ra kết luận rằng lợi khuẩn có thể hỗ trợ sức khỏe trong mọi điều kiện.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý về định nghĩa của lợi khuẩn đó là chúng là những vi sinh vật sống. Bởi vậy nếu như cung cấp lượng vi sinh vật vừa đủ và phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong nhiều loại thức ăn và đồ uống cũng như là trong các thực phẩm chức năng có chứa nhiều loại lợi khuẩn. Bạn có thể bổ sung chúng vào vào bữa ăn hàng ngày.

2. Các lợi ích của lợi khuẩn là gì?

Ở bên trong đường ruột của mỗi người sẽ có phức hợp các vi sinh vật khác nhau. Chúng được gọi là hệ thực vật đường ruột.

Bên trong đường ruột có hàng trăm loại vi sinh vật. Tủy từng loại sẽ có số lượng khác nhau. Trong đó, có các nhóm có số lượng cao gấp 1000 những sinh vật khác. Ví dụ như virus, nấm men hay vi khuẩn. Gần như toàn bộ các loại vi sinh vật thường cư trú ở những phần như ruột kết, ruột già hay nằm ở phần cuối của đường tiêu hóa.

Việc trao đổi chất ở bên trong hệ thực vật đường ruột cũng giống như một cơ quan của cơ thể bởi vậy các nhà khoa học thường gọi hệ thực vật đường ruột với cái tên là ''cơ quan bị lãng quên''. Chức năng của hệ thực vật đường ruột là giúp sản sinh ra vitamin K hay vitamin B... Điều này có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe.

Ngoài ra hệ thực vật đường ruột còn có chức năng chuyển hóa các chất xơ thành một số các axit béo chuỗi ngắn như butyrate, acetate hay propionate. Đây là những axit có nhiệm vụ giúp nuôi dưỡng thành ruột và thực hiện một số chức năng trao đổi chất.

Bên cạnh đó một chức năng khác của hệ thực vật đường ruột là giúp kích thích hệ miễn dịch và giúp điều hòa sự ổn định của ruột. Nó sẽ giúp ngăn ngừa các chất thừa thãi và không an toàn ảnh hưởng tới cơ thể hay gây các tác động xấu tới hệ miễn dịch. Nhưng không phải các sinh vật ở bên trong ruột đều là các lợi khuẩn. Một vài loại sinh vật bên trong đường ruột vẫn gây hại tới cơ thể.

- Tác dụng của lợi khuẩn tới sức khỏe của hệ tiêu hóa

Theo như các nghiên cứu của các chuyên gia, một trong các dấu hiệu thường xuyên xuất hiện nhất ở các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy là do kháng sinh. Khi cơ thể sử dụng khác sinh, nhất là trong thời gian dài thì các thành phần trong thuốc sẽ tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn có lợi tự nhiên ở bên trong ruột. Từ đó sẽ gây nên sự mất cân bằng giữa các lợi khuẩn và các loại hại khuẩn.

Lợi khuẩn còn có tác dụng giúp cơ thể chữa được bệnh tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Chúng cũng ảnh hưởng tốt tới hội chứng ruột kích thích - Một loại rối loạn tiêu hóa rất hay gặp. Các lợi khuẩn trong trường hợp này sẽ giúp giảm bớt đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón.

Một tác dụng khác của lợi khuẩn tới sức khỏe của hệ tiêu hóa là góp phần điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hay bệnh nhiễm trùng Helicobacter pylori… Đây là một tác nhân chính dẫn tới bệnh ung thư dạ dày. Việc bổ sung các lợi khuẩn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho việc cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa.

- Tác dụng của lợi khuẩn đối với giảm cân

Lợi khuẩn trong đường ruột của người béo phì sẽ nhiều hơn ở trong những người gầy. Dựa vào các nghiên cứu các chuyên gia cho rằng vi khuẩn ở đường ruột cũng có đóng vai trò quan trọng đối với mức độ gầy hay béo của cơ thể.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 210 người có tình trạng béo phì (Có nhiều mỡ bụng). Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng một loại lợi khuẩn là Lactobacillus gasseri trên cơ thể của các tình nguyện viên. Kết quả thu được là đã giúp họ giảm được 8.5% lượng mỡ bụng trong thời gian là 12 tuần. Tuy nhiên sau khi không có thêm loại lợi khuẩn này được bổ sung vào cơ thể thì những người này lại trở lại béo phì sau 4 tuần.

Bên cạnh đó một vài các loại lợi khuẩn có tác dụng đối với việc giảm cân như Lactobacillus rhamnosus và Bifidobacterium lactiscan.

- Một vài các tác dụng khác của lợi khuẩn

Ngoài những lợi ích chính như trên các lợi khuẩn còn có một vài các tác dụng khác như:

- Giúp cơ thể giảm viêm nhiêm tránh mắc phải một số loại bệnh.

- Giúp giảm bớt nồng độ chất cholesterol trong máu: một số loại loại khuẩn giúp giảm bớt lượng cholesterol toàn phần hay LDL cholesterol.

- Giúp làm giảm khả năng tụt huyết áp ở chủ thể.

- Giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch và giúp tăng cường một số chức năng của hệ miễn dịch hay giúp cơ thể tránh mắc phải cảm lạnh thông thường.

- Giúp cải thiện tình trạng da, theo như các nghiên cứu lợi khuẩn giúp ích rất nhiều cho việc điều trị mụn và một số các loại rối loạn khác về da.

- Một số loại lợi khuẩn giúp cơ thể giảm bớt khả năng mắc phải trầm cảm hay cảm giác lo âu ở những người có triệu chứng bị trầm cảm lâm sàng. Điển hình như các bệnh như Lactobacillus helveticus hay Bifidobacterium longum.



Tác giả: Lê Thọ Hưng