Bình thường các vết loét miệng này sẽ không gây đau đớn, tuy nhiên gây khó khăn trong sinh hoạt như: ăn uống, giao tiếp…Tuy nhiên với các vết loét miệng lâu ngày có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguyên nhân gây viêm loét miệng. Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình. Thông thường các vết loét miệng này không được coi là vét loét miệng lâu ngày. Một số nguyên nhân được cho là yếu tố khởi phát của loét miệng như :
- Do sinh hoạt: Các tổn thương nhỏ ở khoang miệng do bàn chải răng quá to, quá cứng, do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi…
- Do chế độ ăn uống: Gia vị hoặc thức ăn có tính acide, do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa…; chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt
- Do vi khuẩn: Dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng, viêm loét miệng
- Do stress hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
- Nguyên nhân khác: Một số bệnh cũng có thể gây viêm loét miệng trong đó hay gặp các bệnh như: viêm loét của ruột non, bệnh viêm loét đại - trực tràng như bệnh Crohn; bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet); bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).
Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục với phần trung tâm màu trắng, màu vàng hoặc xanh ở đáy, màu đỏ thẫm ở vùng biên giới xung quanh. Nó ở trong miệng trên hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi, và tại tiếp giáp của nướu răng. Một vết lở loét miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa ran trước khi chúng ta có thể nhìn thấy nốt nhiệt xuất hiện.
Các dạng loét miệng:
- Vết loét miệng nhỏ: Là dạng loét miệng phổ biến nhất, (80% trường hợp), vết loét nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, ít thấy ở nướu và khẩu cái cứng.
- Vết loét miệng lớn: Loại này ít phổ biến hơn: 10% trường hợp, có kích thước hơn 1cm, bờ không đều, đau đớn dữ dội. Tổn thương kéo dài từ hai tuần đến vài tháng, nhưng sẽ chữa lành để lại một vết sẹo. Tuy nhiên loại loét miệng lâu ngày này có thể chữa lành sau điều trị.
- Loét miệng dạng Herpes xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Đây là những vết loét có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm. Gồm rất nhiều vết loét tập trung lại. Không liên quan đến virus herpes. Các triệu chứng khác: Sốt, sưng hạch bạch huyết.
Tuy nhiên các vết loét miệng do nguyên nhân thông thường sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần nếu thay đổi các chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu sau khi điều trị, vết loét miệng vẫn còn (loét miệng lâu ngày), thì đây có thể là một trong các dấu hiệu của ung thư vùng miệng: như ung thư lưỡi,
Vết loét miệng lâu ngày ở ung thư lưỡi có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:
- Loét miệng lâu ngày không lành (khoảng hơn 3 tuần).
- Thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng, nhưng thỉnh thoảng có thể xuất hiện ở một nơi khác trong miệng.
- Thường có liên quan với người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nặng hoặc uống rượu.
- Có biểu hiện là bờ không đều, gồ cứng, nhô cao, đáy xuất huyết, nền cứng dính. da có vẻ dày hơn hoặc có nhiều nốt sần sùi hoặc có các vết loét miệng lâu ngày không khỏi.
- Những đốm trắng hoặc đỏ xuất hiện xen kẽ bên trong miệng một cách bất thường là sự phát triển của các tế bào và dễ phát triển thành ung thư.
Khoảng 75 - 90% số trường hợp hồng sản là ung thư, do vậy, đừng coi thường bất kỳ đốm màu đỏ nào trong miệng bạn. Nếu bạn đốm hồng sản, nha sỹ có thể sẽ tiến hành sinh thiết những tế bào này.
Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới và ung thư lưỡi chiếm khoảng 52% tổng số các bệnh về ung thư khoang miệng. Các dấu hiệu ban đầu hầu như rất mơ hồ, nghèo nàn. Nếu bạn bị loét miệng lâu ngày (kéo dài khoảng hơn 2 tuần) cần đi khám ngay để chuẩn đoán trước các nguy cơ của ung thư lưỡi.