Loét lưỡi aphthe cách phòng ngừa và điều trị bệnh triệt để

Loét lưỡi aphthe cách phòng ngừa và điều trị bệnh triệt để
Gần đây, rất nhiều độc giả đã kết nối tới suckhoehangngay.vn để hỏi về bệnh loét lưỡi aphthe. Thực chất, đây là một hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong danh sách các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Tìm hiểu những thông tin về loét lưỡi aphthe sẽ giúp mọi người có cách nhận biết sớm để khắc phục triệt để.

Loét lưỡi aphthe là hiện tượng lưỡi của trẻ xuất hiện những vết loét ở trên bề mặt lưỡi hay ở đỉnh đầu lưỡi. 

Ban đầu, bệnh không gây những cảm giác khó chịu, tuy nhiên theo thời gian, tình trạng ngày càng nặng sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau, rát. Dấu hiệu này sẽ thể hiện rõ nhất khi trẻ ăn uống và phát âm. Vậy nguyên nhân và cách điều trị loét lưỡi aphthe là gì? Hãy tìm hiểu qua những thông tin ngay sau đây.

1. Loét lưỡi aphthe là gì?

Đặc điểm của bệnh loét lưỡi aphthe là ở xung quanh lưỡi xuất hiện những vết loét có màu đỏ sậm, trung tâm có những mảng màu vàng gây đau rát cho người bệnh, triệu chứng này giảm dần khi bắt đầu lành bệnh.

Loét lưỡi aphthe ban đầu sẽ xuất hiện những chỗ sưng viêm, đỏ, đau, lở loét gây khó chịu và đau đớn nhất là khi ăn nhai và uống nước, nuốt thức ăn… Một số tình trạng sẽ bị sốt cao, nổi hạch khi bị loét lưỡi aphthe. Loét lưỡi aphthe thường tái phát lại nhiều lần gây khó chịu ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh.

Ảnh 2.

Một số trẻ sẽ bị sốt cao, nổi hạch và quấy khóc khi bị loét lưỡi aphthe (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây loét lưỡi aphthe

Loét lưỡi aphthe có thể hình thành bởi nhiều tác nhân khác nhau. Việc xác định căn nguyên của bệnh không chỉ giúp điều trị tận gốc mà còn giúp bạn phòng tránh sau này.

- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loét lưỡi aphthe là do khoang miệng bị nhiễm nấm, vi khuẩn có hại, hay virus herpes, vi khuẩn sâu răng, viêm tủy răng… gây ra những vết loét trên lưỡi.

- Thiếu vitamin C, vitamin B6, vitamin PP hay sắt, vitamin B12 cũng là một trong những nguyên nhân gây loét lưỡi aphthe.

Loét lưỡi aphthe có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh tự miễn như bóng nước, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi…

3. Cách phòng tránh và điều trị loét lưỡi aphthe

- Cách tốt nhất để phòng tránh và điều trị bệnh loét lưỡi aphthe chính là vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, ăn nhiều thức ăn có tính mát như rau xanh, trái cây chứa vitamin C, uống nhiều nước…

Ảnh 3.

Hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ cho trẻ để phòng tránh bị loét lưỡi aphthe

- Để hạn chế vết loét lan rộng hơn tránh ăn đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn, hút thuốc hay uống rượu.

- Trường hợp bị loét lưỡi aphthe do nhiễm nấm, vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bằng kháng sinh để chữa bệnh dứt điểm, tránh tái phát.

- Loét lưỡi aphthe do virus herpes gây ra thì sẽ sử dụng kháng sinh đặc trị loại virus này, nếu như bệnh phát hiện sớm thì sẽ nhanh khỏi, trường hợp phát hiện và điều trị muộn sẽ rất tốn thời gian để chữa trị và bệnh cũng dễ tái phát hơn.

- Nguyên nhân gây loét lưỡi aphthe là do sâu răng cần điều trị, sau khi loại bỏ ổ sâu răng bệnh sẽ tự khỏi.

- Các trường hợp khác bị loét lưỡi aphthe do bóng nước cần lưu ý và phát hiện sớm vì khi những bóng nước vỡ sẽ lan rộng và nhanh hơn gây lở loét, đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

- Loét lưỡi aphthe là triệu chứng của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi thì bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh cũng cao nên bạn có thể yên tâm.

Chúng ta cũng thấy loét lưỡi aphthe không quá nghiêm trọng đến nỗi ảnh hưởng tới tính mạng nhưng cũng gây nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt. Vì vậy nếu như có bất kỳ biểu hiện nào liên quan tới các bệnh về lưỡi ở trẻ em thì nên thăm khám sớm để chữa bệnh triệt để, kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Tác giả: Minh Nghiêm