Loãng xương cấp độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Loãng xương cấp độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh
Loãng xương cấp độ 1 (loãng xương nguyên phát) là một dạng loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh. Loãng xương cấp độ 1 được gọi là căn bệnh thầm lặng vì người bệnh thường không hề biết mình bị loãng xương cho tới khi biến chứng gãy xương xảy ra.

1. Loãng xương cấp độ 1 là gì?

Loãng xương cấp độ 1 (còn gọi là loãng xương nguyên phát) là một dạng loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh. Nó có liên quan đến sự suy giảm nồng độ estrogen khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh.

Khi nồng độ estrogen suy giảm, xương trở nên nhạy cảm hơn với hormon tuyến cận giáp (PTH). PTH gây tăng hấp thu canxi từ xương và dẫn đến loãng xương, suy yếu xương.

Dấu hiệu của loãng xương thường chỉ thoáng qua. Thông thường, bệnh nhân không nhận ra họ bị loãng xương cho đến khi họ tự làm mình bị thương dẫn đến rạn xương hoặc gãy xương. Hầu hết các vết thương xảy ra sau một chấn thương nhẹ hoặc do bước hụt, cúi xuống, bê vác/nâng vật dụng, nhảy hoặc té ngã.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh loãng xương nhưng người bệnh có thể dùng thuốc để giảm bớt những cơn đau tồn tại do chấn thương, ngăn chặn và làm chậm quá trình tái hấp thu canxi và tái tạo xương.

2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương cấp độ 1

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của loãng xương nguyên phát bao gồm:

- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương nguyên phát hơn nam giới (tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ ước tính cao hơn gấp 8 lần) do khối lượng xương đỉnh thấp hơn và tỷ lệ mất xương cao hơn.

- Chủng tộc: Người da trắng và người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha - những đối tượng có khối lượng xương đỉnh lớn hơn.

- Tuổi tác: Tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc xương của bạn yếu hơn. Phụ nữ trên 50 tuổi là đối tượng dễ bị loãng xương cấp độ 1 nhất. Điều này là do thực tế nhiều phụ nữ độ tuổi này đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, tỷ lệ mắc loãng xương cấp độ 1 cao nhất là ở phụ nữ ở độ tuổi 60 và 70.

- Mất cân bằng nội tiết tố: Estrogen thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

- Kích thước cơ thể: Những người có khung xương, dáng người nhỏ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn do khối lượng xương đỉnh nhỏ hơn.

- Tiền sử gia đình có người bị loãng xương

- Suy dinh dưỡng

3. Nguyên nhân gây loãng xương cấp độ 1 (loãng xương nguyên phát) là gì?

Loãng xương nguyên phát có nguyên nhân liên quan đến vấn đề tuổi tác, các triệu chứng suy giảm nồng độ estrogen thời kì mãn kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen làm chậm thời gian tái hấp thu canxi từ xương, giúp ngăn ngừa sự phân hủy xương nhanh chóng. Do đó, khi nồng độ estrogen giảm, thời gian tái hấp thu canxi tăng lên và xương yếu đi nhanh hơn.

Ở nam giới, loãng xương nguyên phát được cho là do mức độ testosterone giảm, điều này cũng đẩy nhanh thời gian tái hấp thu canxi từ xương.

Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, lượng vitamin D thấp có thể gây ra chứng loãng xương nguyên phát. Vitamin D là một vitamin thiết yếu trong việc hấp thụ canxi và phát triển xương bình thường. Khi mức vitamin D thấp, canxi không được hấp thụ hiệu quả và xương không khỏe. Hơn nữa, vitamin D đã được chứng minh là làm tăng mức độ hormon tuyến cận giáp (PTH).

PTH rất quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Khi lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp, các tuyến được kích thích để tạo ra nhiều PTH hơn. PTH sau đó kích thích tái hấp thu xương để tăng mức canxi trong máu, dẫn đến suy yếu xương và gãy xương.

4. Dấu hiệu và triệu chứng loãng xương cấp độ 1

- Gặp vấn đề về khớp

- Bị thương sau những chấn thương nhẹ

- Rạn, gãy xương

- Nồng độ estrogen thấp

- Mức PTH cao

- Gù lưng (kết quả của gãy xương nén trên cột sống)

Trong hầu hết các trường hợp, loãng xương cấp độ 1 không biểu hiện rõ ràng cho đến khi các chấn thương xảy ra. Loãng xương cấp độ 1 thường được gọi là căn bệnh thầm lặng vì người bệnh không biết mình bị loãng xương cho tới khi bị gãy xương.

5. Chẩn đoán loãng xương cấp độ 1 như thế nào?

Loãng xương cấp độ 1 thường khó chẩn đoán vì biểu hiện không rõ ràng, người bệnh chỉ nhận ra khi vô tình bị thương.

Phương pháp chẩn đoán loãng xương được khuyến cáo là xét nghiệm mật độ xương cho những người có khả năng mắc bệnh. Đối tượng này bao gồm người trên 60 tuổi, những người thể hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh loãng xương. Một số xét nghiệm được áp dụng là đo mật độ xương, siêu âm, X-quang.

Loãng xương cấp độ 1 cũng có thể được xác định bằng cách tiến hành các xét nghiệm máu đo nồng độ vitamin D, nồng độ canxi và PTH trong máu.

6. Biến chứng của loãng xương cấp độ 1

Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra do chứng loãng xương nguyên phát gây ra là nguy cơ rạn nứt xương hoặc gãy xương do mật độ xương thấp. Gãy xương hông và xương cổ tay là những chấn thương liên quan đến loãng xương phổ biến nhất.

Tư thế khom lưng, gù lưng cũng có thể xảy ra do loãng xương nguyên phát. Tình trạng này là kết quả của gãy xương đốt sống ở cột sống.

7. Điều trị và phòng ngừa loãng xương cấp độ 1 như thế nào?

Để điều trị loãng xương cấp độ 1, thay đổi lối sống/sinh hoạt và sử dụng thuốc có thể là giải pháp được sử dụng.

Thuốc chống nôn, bao gồm bisphosphonates, calcitonin và các chất điều chế thụ thể estrogen chọn lọc có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy xương bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu canxi.

Các bác sĩ cũng khuyên người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày đảm bảo cung cấp nhiều vitamin D và canxi. Chúng sẽ hỗ trợ việc hình thành xương và duy trì xương của bạn. Trong một số trường hợp, vitamin D hoặc bổ sung canxi có thể được bác sĩ chỉ định.

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa loãng xương cấp độ 1 là tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng. Tập thể dục sẽ làm cho xương phát triển mạnh mẽ hơn. Các hoạt động như chạy bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, tennis, đi bộ và đi bộ đường dài đều được xem là có tác dụng giúp củng cố xương hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm cơ hội phát triển bệnh loãng xương nguyên phát. Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D được các chuyên gia khuyến khích. Ngoài ra, nên hạn chế uống rượu bia và tránh xa thuốc lá.

Nguồn: https://www.dovemed.com/diseases-conditions/osteoporosis-primary-type-i/


Tác giả: An Di