Người bị loạn thị có thấu kính hoặc lớp giác mạc với độ cong không điều. Hệ quả là sự khúc xạ của ánh sáng tới võng mạc sẽ không đều. Người bị loạn thị sẽ nhìn thấy hình ảnh mờ, nhòe, hay thậm chí là méo mó.
Nếu như với các loại tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị thì mắt thường chỉ thấy vật thể mờ ở một cự ly nhất định (gần hoặc xa) thì mắt ở loạn thị thấy vật thể mờ ở mọi cự ly. Loạn thị cũng thường đi kèm với cận thị và viễn thị.
Loạn thị gồm có loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính ứng với bộ phận có hình dạng bất thương là giác mác hay thấu kính.
Tìm hiểu về loạn thị và nguyên nhân gây loạn thị cho thấy hai nguyên nhân chủ yếu gây ra loạn thị là do di truyền và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những tác động như chấn thương hay phẫu thuật cũng có thể là nguyên nhân gây ra loạn thị.
Theo đó, nếu trong gia đình có tiền sử loạn thị hay các rối loạn khác về mắt, có cha mẹ mắc tật khúc xạ... thì sẽ có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn. Khi thấy những biểu hiện khác thường ở mắt, cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Loạn thị và nguyên nhân gây loạn thị (Ảnh: Internet)
Loạn thị và nguyên nhân gây loạn thị, vậy còn cách điều trị loạn thị thì sao?
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt, hãy đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và khám cụ thể. Bạn sẽ được thực hiện một số kiểm tra như đo thị lực, đo độ cong của giác mạc, và đo độ khúc xạ của mắt. Từ kết quả của các bài kiểm tra này, các bác sĩ sẽ kết luận được tình trạng mắt của bạn.
Trong trường hợp bạn mắc loạn thị và nguyên nhân đã xác định được, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp để điều chỉnh thị lực của người bệnh về bình thường. Những phương pháp điều trị loạn thị có thể bao gồm phương pháp điều trị không tác động trực tiếp và có tác động trực tiếp lên vùng bất thường.
Người bị loạn thị có thể điều chỉnh thị lực tức thời bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Một phương pháp khác là sử dụng biện pháp ortho-k để tạm thời điều chỉnh độ cong giác mạc. Người bị loạn thị sẽ đeo loại kính ortho-k vào ban đêm và tháo ra vào ban ngày. Trong những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật khúc xạ để tái tạo hình giác mạc. Tật loại thị sẽ được loại bỏ vĩnh viễn nhưng chi phí khá cao và cũng đi kèm với một số nguy cơ nhất định.
Healthline