Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể

Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể
Loại trà này được làm từ những nguyên liệu được coi là kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch và sức khoẻ tổng thể.

Loại trà được nhắc đến ở đây là trà tỏi!

Trà tỏi được làm từ tỏi kết hợp với chanh và mật ong. Loại trà này rất tốt cho những trường hợp bị nhiễm trùng hô hấp, "làm sạch" một số cơ quan trong cơ thể và rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.

1. Tác dụng của trà tỏi

Thực chất, chưa có nghiên cứu cho thấy trà tỏi có tác dụng thần kỳ như được đồn đoán. Tuy nhiên, vì trong trà tỏi có chứa các nguyên liệu như thảo dược, rất tốt đối với sức khoẻ. Vì vậy, khi uống loại trà này, bạn vẫn có thể nhận những lợi ích sức khoẻ nhất định.

- Chống lại nhiễm trùng

Cả tỏi và mật ong đều được coi là loại kháng sinh tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Do vậy, trả tỏi rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các tình trạng như cảm lạnh, ho và cúm.

Ngoài ra, trà tỏi cũng giúp tăng cường miễn dịch nên có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.

- Tăng cường miễn dịch

Như đã đề cập, trà tỏi giúp tăng cường miễn dịch rất hiệu quả. Tác dụng này của trà tỏi là nhờ các nguyên liệu có trong trà đều có lợi cho hệ miễn dịch, cụ thể:

+ Chanh có chứa vitamin C - một chất dinh dưỡng chống oxy hóa mạnh mẽ rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống miễn dịch.

+ Trong tỏi có chứa lưu huỳnh - chất này giúp cơ thể bạn hấp thụ nguyên tố vi lượng kẽm, mà kẽm lại có tác dụng tăng cường miễn dịch.

+ Các chất dinh dưỡng thực vật trong mật ong chịu trách nhiệm về đặc tính chống oxy hóa cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể - Ảnh 2.

Các nguyên liệu làm trà tỏi đều có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Những loại trà nên và không nên uống khi bị đau đầu

5 loại trà giúp xoa dịu cơ thể và tinh thần

- Cải thiện sức khoẻ tim mạch

Các nguyên liệu trong trà tỏi tốt cho sức khoẻ tim mạch như thế nào?

Tỏi có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch do loại gia vi này có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào, điều hòa cholesterol và hạ huyết áp cũng như có thể làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Theo Healthline, mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giúp hạ huyết áp, cải thiện lượng mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim và ngăn ngừa sự chết của các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài tỏi và mật ong, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Mà ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

- Giải độc cơ thể

Trà tỏi có đặc tính giải độc có thể giúp làm sạch gan, thận và các cơ quan khác. Loại trà này cũng hỗ trợ việc loại bỏ độc tố và thúc đẩy chức năng tế bào khỏe mạnh.

Chẳng hạn, tỏi chứa Allicin và Selenium, cả hai đều đóng vai trò then chốt trong việc giữ cho gan khỏe mạnh, từ đó giúp gan giải độc cơ thể hiệu quả hơn.

- Đặc tính chống ung thư

Hai nguyên liệu chính trong loại thức uống này đều có đặc tính chống ung thư, đó là tỏi và mật ong.

Tỏi dường như làm giảm khả năng của tế bào ung thư trong việc thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới.

Mật ong được cho là có tác dụng chống ung thư là do có chứa các chất chống oxy hóa, ngăn chặn chu kỳ tế bào, ức chế yếu tố hoại tử khối u, tác dụng chống tăng sinh, điều hòa miễn dịch, chống viêm và estrogen.

Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể - Ảnh 3.

Cả tỏi và mật ong đều có đặc tính chống ung thư (Ảnh: Internet)

- Hỗ trợ tiêu hoá

Uống trà tỏi có thể giúp tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột. Loại thức uống này cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Cụ thể hơn, các hợp chất của tỏi tạo ra vi khuẩn đường ruột tốt có tác động tích cực đến đường tiêu hóa. Người ta dùng tỏi để hỗ trợ chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), buồn nôn và một số vấn đề khác.

Mật ong thô là một prebiotic mạnh, nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột tạo điều kiện cho tiêu hóa khỏe mạnh.

- Hỗ trợ giảm cân

Trà tỏi có thể hỗ trợ giảm cân vì thức uống này được cho là có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường đốt cháy chất béo. 

Trà tỏi cũng có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn và giảm cảm giác thèm ăn, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh dễ dàng hơn.

- Giúp làm đẹp da

Các chất chống oxy hóa có trong trà tỏi (tỏi, mật ong và chanh đều có chất chống oxy hoá mạnh) có thể giúp bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do gây ra, thúc đẩy làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn. 

Loại trà này cũng có thể giúp giải quyết các tình trạng da như mụn trứng cá và bệnh chàm.

2. Trà tỏi có gây tác dụng phụ không?

Trà tỏi hầu như an toàn với hầu hết mọi người. Nhưng loại thức uống này vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

- Hôi miệng, mùi cơ thể 

- Các vấn đề tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng và gây ợ chua ở một số người.

- Có thể gây dị ứng.

- Tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc nếu bạn sắp phẫu thuật thì cần nói chuyện với bác sĩ nếu muốn sử dụng loại đồ uống này.

- Tỏi còn được phát hiện có thể cản trở hiệu quả của một số loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm HIV.

- Chanh trong trà tỏi có thể gây mòn răng, vì vậy bạn nên súc miệng sau khi uống.

Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể - Ảnh 4.

Uống quá nhiều trà tỏi có thể gây đầy hơi, chướng bụng (Ảnh: Internet)

3. Hướng dẫn cách làm trà tỏi

Cách làm trà tỏi rất đơn giản và hầu hết mọi người đều có thể tự làm tại nhà. 

- Nguyên liệu cần có

+ 3 tép tỏi

+ 3 cốc (709 mL) nước

+ 1/2 cốc (118 mL) nước cốt chanh

+ 2 thìa canh (42 gam) mật ong

- Cách thực hiện

+ Băm tỏi và để yên trong 10 phút.

+ Đun nước sôi, sau đó cho tỏi băm nhỏ vào, giảm lửa và đun hỗn hợp trong 5–10 phút. Bạn có thể để tỏi băm nhỏ trong trà hoặc lọc lấy nước.

+ Trộn nước cốt chanh và thêm mật ong

+ Bạn cũng có thể thêm một ít gừng tươi bào hoặc bột, tùy theo sở thích của bạn.

* Lưu ý: Bạn nên uống trà khi ấm để hương vị thơm ngon và tốt cho sức khoẻ hơn.

Nguồn tham khảo:

1. Garlic Tea Benefits and Side Effects

2. Does Garlic Tea Have Health Benefits?

3. 8 Benefits Of Drinking Garlic Tea


Tác giả: Vân Anh