Củ đậu có tên tiếng anh là Jicama thuộc loại cây dây leo có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ở Việt Nam, củ đậu còn được gọi các tên khác như củ sắn nước hay củ sắn. Củ đậu có vỏ ngoài màu nâu, bên trong màu trắng. Khi ăn cần lột bỏ lớp vỏ bên ngoài.
Theo Đông Y, củ đậu có tính củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Những người bị trĩ thường xuyên ăn củ đậu cũng giúp ổn định hệ tiêu hóa nhờ tính thanh nhiệt, giàu chất xơ.
Dưới đây là công dụng của củ đậu theo các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học:
100g củ đậu tươi chứa:
- 38 calo
- 8,82g carbohydrate
- 1.8g đường
- 0,09g chất béo
- 0,72g chất đạm
- 4,9g chất xơ
- 150mg kali
- 12mg canxi
- 20,20mg vitamin C.
Có thể thấy củ đậu ít calo mà giàu dinh dưỡng nên loại củ này trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân trong khi vẫn đạt được sự cân bằng lành mạnh trong chế độ ăn uống với vitamin và khoáng chất.
Đồng thời củ đậu cũng rất ít đường và chất béo nên có thể trở thành một thực phẩm thay tế phù hợp cho các loại rau củ giàu tinh bột, carbohydrate cao hơn chẳng hạn như khoai tây.
Củ đậu cũng chứa một lượng nhỏ vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, kẽm, đồng, phốt pho.
Đọc thêm:
- Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
- Lá chanh: Giúp giải cảm, trị ho và nhiều lợi ích sức khoẻ khác
Củ đậu chứa một số chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Khoảng 130g củ đậu có chứa tới 50% RDI vitamin C, bên cạnh đó là vitamin E, selen, beta-carotene. Các chất chống oxy hóa này bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào bằng việc chống lại các gốc tự do gây ra stress oxy hóa.
Stress oxy hóa có liên quan tới các bệnh mãn tính bao gồm ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch và suy giảm nhận thức. May mắn là chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như củ đậu có thể giúp chống lại hiện tượng này, đồng thời giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính.
Củ đậu có chứa nhiều chất dinh dưỡng để cho loại củ này trở thành một lựa chọn tuyệt vời với những người đang tìm kiếm chế độ ăn giúp cải thiện chế độ tim mạch. Ngoài một lượng đáng kể chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol bằng cách ngăn việc tái hấp thu trong ruột cũng như ngăn gan tạo ra nhiều cholesterol hơn thì củ đậu cũng giàu kali làm giảm huyết áp và chống lại bệnh tim, đột quỵ.
Ngoài ra, củ đậu cũng chứa cả sắt và đồng - 2 nguyên tố này đều cần thiết để các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khoảng 130g củ đậu tươi chứa 0,78mg sắt và 0,62mg đồng. Cùng với đó là nguồn nitrat tự nhiên giúp tăng lưu thông và nâng cao hiệu suất tập thể dục.
130g củ đậu chứa 6,4mg chất xơ giúp bạn dễ dàng nhận được lượng RDI hàng ngày. Chất xơ từ lâu đã được biết đến có tác dụng giúp tăng khối lượng phân, giúp nó di chuyển trơn tru và dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó củ đậu còn chứa một loại chất xơ prebiotic gọi là inulin, theo phân tích thì inulin hỗ trợ tăng tần suất đi đại tiên lên 31% ở những người bị táo bón. Inulin còn là "thức ăn" cho các vi khuẩn đường ruột, giúp tăng lợi khuẩn và giảm số lượng vi khuẩn có hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung prebiotic vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, béo phì và bệnh thận do các loại vi khuẩn trong đường ruột có liên quan tới cân nặng, hệ miễn dịch và thậm chí là cả tâm trạng của bạn.
Đặc tính giúp thúc đẩy tiêu hóa ở củ đậu còn nhờ hàm lượng nước cao giúp đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày.
Củ đậu giàu vitamin C, vitamin E, selen và beta-carotene chống oxy hóa có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do có thể dẫn tới các tổn thương tế bào và ung thư. Nguồn chất xơ tốt từ củ đậu cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư ruột kết.
Inulin góp phần tăng lượng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn, bảo vệ và tăng cường phản ứng miễn dịch, các nghiên cứu trên chuột cũng chỉ ra inulin góp phần bảo vệ chống lại ung thư ruột kết nhờ tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột.
Chỉ số đường huyết thực phẩm của củ đậu ở mức thấp cộng thêm giàu chất xơ nên ăn củ đậu có thể được xem như một cách để lành mạnh chế độ ăn cân bằng và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biết - nên củ đậu có thể là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Ăn củ đậu giàu vitamin C cũng thúc đẩy sản xuất collagen giúp làn da mịn màng và trắng sáng hơn. Đối với da khô, thiếu nước thì củ đậu cũng là thực phẩm bổ sung độ ẩm hoàn hảo cho da và loại bỏ độc tố. Nên ngoài việc ăn trực tiếp thì củ đậu cũng có thể được sử dụng như một loại mặt nạ tự nhiên.
Mặc dù củ đậu rất ngon ngọt nhưng lá và hạt củ đậu lại không thể ăn được mà chỉ được ứng dụng làm thuốc bôi ngoài da của các bệnh như ghẻ lở. Nguyên nhân là do trong lá và hạt của củ đậu có chứa hai hợp chất là phrosin và rotenon nếu đi vào cơ thể sẽ khiến bạn bị ngộ độc, đau bụng, nặng có thể gây rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và suy hô hấp.
Triệu chứng ngộ độc lá và hạt củ đậu có thể xuất hiện sau 5 - 40 phút sau khi ăn và triệu chứng nặng hơn sau 2 - 5 giờ ăn. Trong trường hợp không cấp cứu kịp thời có thể gây mất mạng.
Nhìn chung, củ đậu là một thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ có hại cho dạ dày như gây đầy bụng, khó tiêu do hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt nếu bạn có ý định ăn củ đậu thay cơm để giảm cân cũng có thể khiến cơ thể bị uể oải, mệt mỏi do không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để duy trì năng lượng.
Nguồn dịch: 8 Health and Nutrition Benefits of Jicama