Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não" vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang

Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não" vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang
Cây hoa hiên còn có tên gọi khác là cây kim châm, phắc chăm, hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo,...; tên khoa học là hemerocallis và tên tiếng anh Daylily là mọc nhiều ở những khu vực quanh năm ẩm mát. Cả hoa, lá, rễ cây đều được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Cây hoa hiên là loại cây thân thảo lâu năm thuộc chi Hemerocallis thuộc họ Liliaceae, có thân rễ ngắn. Rễ cây có hình trụ dài, xếp thành chùm. Lá cây hoa hiên hình dải hẹp, dài độ từ 40 - 50 cm, rộng khoảng 2 - 4 cm, mặt lá có nhiều gân và gốc lá có bẹ mọc ốp vào nhau. Cây hoa hiên có màu vàng cam tới vàng đỏ, tràng hoa có hình phễu và có mùi thơm. Mỗi thân có khoảng 6 - 12 bông.

Mùa hè và mùa thu được xem như mùa thu hoạch bông của cây hoa hiên.

Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não", vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang - Ảnh 1.

Cây hoa hiên (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Loại rễ cây là "thuốc ngủ tự nhiên", giúp ngủ ngon, an thần và hạ huyết áp

Loại cây mọc dại khắp nơi gây ngứa, nổi ban đỏ khi tiếp xúc nhưng lại là vị thuốc quý

1. Tác dụng của cây hoa hiên đối với sức khỏe

Theo một số tài liệu y học ở Ấn Độ, hoa hiên tươi ở Trung Quốc có các thành phần như nước 85,49%, protein 1,66%, chất béo 0,4%, nitơ tự do 10,44%, sợi 1,23% và tro 0,78%.

Theo Sohu, không chỉ đẹp mắt mà cây hoa hiên rất giàu protein, vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác. Trong đó, hàm lượng axit folic cao trong cây hoa hiên có tác dụng hỗ trợ duy trì quá trình trao đổi chất cũng như thể trạng bình thường của cơ thể.

Trong chuyên khảo của mình, Giáo sư Setao Lino của Nhật Bản cho biết, cây hoa hiên là một loại rau bổ não nhờ tác dụng cân bằng dinh dưỡng cho não, có tác dụng tăng cường trí não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các vitamin phong phú trong cây hoa hiên có chức năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, từ đó tăng khả năng tái tạo tế bào, giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,... do stress oxy hóa gây ra.

Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não", vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang - Ảnh 3.

Không chỉ đẹp mắt mà cây hoa hiên rất giàu protein, vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác (Ảnh: Internet)

Tác dụng chống oxy hóa của cây hoa hiên cũng có lợi cho việc làm đẹp, ngăn ngừa sự hình thành của các vết nám và tàn nhang cũng như "trì hoãn" lão hóa bằng cách tăng sinh collagen, tăng đàn hồi cho làn da.

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền Trung Quốc, cả rễ, lá và hoa của cây hoa hiên có vị ngọt, tính mát. Hoa của cây hoa hiên đem phơi khô có tác dụng thanh nhiệt, bù ẩm và giải độc , điều hòa tâm trạng và giúp mát máu.

Bài thuốc từ cây hoa hiên

- Chữa vàng da do uống nhiều rượu: Đem rễ cây hoa hiên giã nát rồi vắt lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 15 gam.

- Chữa bệnh viêm tai giữa: Chuẩn bị 15 gam rễ cây hoa hiên tươi, đem nấu chín với thịt lợn (phần nạc) để ăn.

- Chữa chảy máu cam do nhiệt: Chuẩn bị lá hoặc rễ của cây hoa hiên lượng 15 - 20 gam, đem sắc rồi chắt lấy một bát nước đặc, có thể thêm mật ong để uống. Hoặc lấy hoa của của cây hoa hiên rửa sạch, đem giã nát rồi thêm nước, gạn bỏ bã (bã dùng để nút vào bên mũi bị chảy máu cam).

- Chữa sưng vú: Đem lá, rễ hoặc hoa tươi của cây hoa hiên rửa sạch, giã nát để đắp lên vùng vú bị đau.

- Giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu: Đem hoa của cây hầm với thịt gà làm canh.

Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não", vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang - Ảnh 4.

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, cả rễ, lá và hoa của cây hoa hiên có vị ngọt, tính mát (Ảnh: Internet)

- Chữa động thai: Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30 gam có thể giúp chữa động thai.

- Chữa đái buốt, đái rắt: Chuẩn bị 15 gam rễ hoa hiên, 12 gam mã đề, 12 gam râu ngô. Đem các nguyên liệu này sắc uống, mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Nên uống liền từ 5 - 10 ngày để có hiệu quả.

- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Chuẩn bị 10 gam hoa hiên, 20 gam lá dâu đem nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa mất ngủ: Chuẩn bị 12 gam hoa hiên, 20 gam dâu tằm, 10 gam lá vông nem đen nấu canh ăn hàng ngày hoặc đem hoa hiên phơi khô ở trong bóng râm, sao qua lửa rồi lấy hãm nước uống hàng ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tác dụng chữa bệnh của cây hoa hiên có thể khác nhau tùy thể trạng của từng người. Nếu muốn sử dụng loại cây để chữa bệnh, hãy nói chuyện trước với bác sĩ để đảm bảo tránh các tác dụng phụ không mong muốn hoặc có các tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc đang sử dụng.

Loại cây mọc hoang đem phơi khô là "quán quân bổ não", vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại đẹp da, mờ tàn nhang - Ảnh 5.

Hoa của cây hoa hiên có ăn tươi được không? (Ảnh: Internet)

2. Hoa của cây hoa hiên có ăn tươi được không?

Theo The Paper, hoa của cây hoa hiên không nên ăn tươi trực tiếp bởi khi ở dạng tươi, hoa của nó chứa một hợp chất gọi là colchicine, chất này sẽ bị oxy hóa trong cơ thể tạo thành colchicine cực độc, có hại cho đường tiêu hóa dẫn tới buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác.

Người lớn sẽ bị ngộ độc cấp tính nếu ăn 0,1 đến 0,2 mg colchicine (tương đương với 50 đến 100 gam hoa hiên tươi) cùng một lúc. Nếu liều đạt tới 6 đến 7 mg, có thể gây mất mạng. Tuy nhiên, colchicine dễ tan trong nước và không chịu được nhiệt độ cao, có thể loại bỏ độc tố bằng cách chần qua nước sôi trước khi nấu hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, cần tiêu thụ cây hoa hiên ở mức độ vừa phải, tiêu thụ quá mức có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Nguồn dịch tham khảo:

1. 这几种菜吃前不焯水等于在“服毒”? 第2种很多人正在吃

2. 这菜晒干后,营养价值翻倍,人称天然的“叶酸冠军”,美容祛斑、延缓衰老

3. Tra cứu dược liệu: Hoa hiên


Tác giả: Allen