Lo âu quá độ hay còn gọi là rối loạn lo âu (Tiếng anh gọi là Anxiety) có thể gây ra các biểu hiện dễ nhầm lẫn với triệu chứng COVID. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa các dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 và dấu hiệu rối loạn lo âu trước tình hình dịch bệnh.
Trong khi các bác sĩ và chuyên gia y tế đang tập trung vào việc nghiên cứu các triệu chứng COVID khác nhau thì chỉ có một nghiên cứu quy mô nhỏ được tiến hành để phân tích các tác động của đại dịch tới đời sống tinh thần của người dân.
Thật vậy, COVID-19 có thể khiến mức độ lo lắng được đẩy lên cao độ và trở thành rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức và thậm chí hệ quả là gây ra các tác động tới thể chất. Đây cũng là kết luận của CDC khi nghiên cứu về đời sống tinh thần của người dân trong mùa đại dịch.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Asian Journal of Psychiatry (1) vào tháng 12/2020, các chuyên gia đã tìm ra ba đặc điểm phổ biến của tình trạng rối loạn lo âu trước đại dịch COVID-19 như sau:
- Lo lắng quá mức dẫn tới đánh trống ngực, chán ăn và chóng mặt
- Liên tục trong cảm giác lo lắng và sợ hãi
- Nỗi sợ và lo âu được đẩy lên cao hơn khi tham gia vào một cuộc hội họp nhóm hay sự kiện công cộng.
Ngoài ra bạn còn có thể gặp phải các dấu hiệu không phổ biến dễ nhầm lẫn của rối loạn lo âu bao gồm:
- Buồn nôn
- Khó thở
- Ớn lạnh, rùng mình
- Bị ngứa, tê đầu ngón tay
- Khô miệng
- Rối loạn tâm thần.
Tất cả những vấn đề này, một cách nào đó có thể dẫn tới các triệu chứng thể chất giống như người nhiễm COVID-19.
Nhìn chung vẫn có những sự khác biệt nhất định. Và cả hai vấn đề sức khỏe này đều cần được chú ý khi có những biểu hiện bất thường khác.
Trong khi tình trạng rối loạn lo âu có một loạt các biểu hiện riêng biệt thì triệu chứng COVID-19 lại có những biểu hiện tương tự. Tuy vậy thì đau tức ngực và khó thở là dấu hiệu đáng lo ngại ở cả hai vấn đề sức khỏe này. Nhất là với COVID-19, nếu một người cảm thấy bị đau tức ở ngực kèm theo khó thở thì cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ ngay lập tức.
- Về thời gian
Trong khi cơn đau tức ngực do COVID-19 có thể kéo dài trong thời gian người bệnh bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cơn đau tức ngực do rối loạn lo âu, hoảng sợ thường giảm dần theo thời gian từ 5 - 20 phút.
- Về mức độ
Đau tức ngực do triệu chứng COVID-19 là cảm giác như mắc nghẹn và bị đè nặng ở lồng ngực. Còn đối với người bị lo âu quá độ thì là cảm giác nhói và buốt.
Ngoài ra thì với người bị rối loạn lo âu ngoài đau tức ngực sẽ kèm thêm các biểu hiện tâm thần và các bệnh thể chất khác. Còn ở bệnh nhân COVID-19, đau tức ngực sẽ kèm với ho, sốt và biểu hiện giống bệnh cúm. Tuy nhiên, không nên bỏ qua bất kì một cơn đau tức ngực nào nếu xảy ra, cần liên hệ sớm với bác sĩ để được tư vấn.
Bạn cũng cần biết được Cách phân biệt COVID-19 với cảm cúm và dị ứng theo mùa để có thể quan sát tốt hơn.