Liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu?

Liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu?
Quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin quai bị ra đời đã giúp kiểm soát bệnh rất hiệu quả. Việc tuân thủ đúng liều tiêm vắc xin quai bị sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

Một liều tiêm vắc xin quai bị bao gồm mấy mũi? Tiêm cách nhau bao lâu? Dưới đây là một số hướng dẫn của Bộ Y tế:

1. Liều tiêm vắc xin quai bị gồm mấy mũi?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, liều tiêm vắc xin quai bị sẽ bao gồm 2 mũi vắc-xin có chứa quai bị (MMR hoặc MMRV). Để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất, lịch tiêm chủng MMR lý tưởng là:

- Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi.

- Liều tiêm vắc xin quai bị thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

Thuốc chủng ngừa MMRV có thể được sử dụng cho trẻ em khỏe mạnh từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi.

Khi tiêm đủ 2 liều, hiệu quả của vắc xin sẽ tăng lên rõ rệt. Theo các nhà nghiên cứu, hiệu quả của vắc-xin quai bị được ước tính là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thực tế phân tích các đợt bùng phát bệnh quai bị cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng dịch. Mặc dù độ phủ 1 liều vắc xin ở quần thể đó lên tới 95%. 

2 liều tiêm vắc xin quai bị

Nên tiêm 2 mũi để vắc xin quai bị đạt hiệu quả phòng chống bệnh cao nhất. (Ảnh Internet)

2. Tại sao nên tiêm vắc xin quai bị ngay từ khi còn nhỏ?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp trong thời thơ ấu. Do vậy các liều tiêm vắc xin quai bị thường được khuyến cáo để chủng ngừa cho trẻ em và thanh thiếu niên bỏ qua chủng ngừa quai bị theo lịch khuyến nghị.

Mặt khác, việc tiêm vắc xin quai bị cho trẻ trước tuổi đến trường sẽ giúp ngăn chặn các đợt bùng dịch. Bởi đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Mà trẻ nhỏ lại là đối tượng chưa có ý thức vệ sinh và cách lý đúng cách để phòng tránh bệnh.

3. Liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng khác

Như đã nói ở trên, lịch tiêm vắc xin quai bị lý tưởng là 2 liều vắc xin phòng bệnh quai bị, sử dụng vắc xin MMR hoặc MMRV. Liều đầu tiên của vắc-xin có chứa quai bị nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, nhưng không muộn hơn khoảng thời gian nhập học. Vậy còn các đối tượng khác?

liều tiêm vắc xin quai bị

Hai liều tiêm vắc xin quai bị cần được thực hiện trước tuổi đến trường để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh Internet)

3.1. Liều tiêm vắc xin quai bị cho trẻ em từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi

Hai liều vắc-xin có chứa quai bị, sử dụng vắc-xin MMR hoặc MMRV, nên được tiêm cho trẻ em dưới 13 tuổi chưa được chủng ngừa theo lịch định kỳ.

- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, nên tiêm 2 liều vắc xin phòng quai bị trước khi nhập học (từ 4 đến 6 tuổi).

- Trẻ em trước đây đã được tiêm một liều vắc xin MMR nên được tiêm liều thứ hai ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên.

- Khoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc xin phòng bệnh quai bị là 4 tuần.

3.2. Thanh thiếu niên (13 đến dưới 18 tuổi)

Thanh thiếu niên có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 2 liều vắc-xin MMR, cách nhau ít nhất 4 tuần.

3.3. Người lớn khỏe mạnh (18 tuổi trở lên)

Người lớn có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh quai bị nên tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin MMR phù hợp với tuổi và các yếu tố nguy cơ. Nếu cần 2 liều, nên tiêm vắc xin MMR với khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 4 tuần. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều tiêm vắc xin quai bị phù hợp. 

Liều tiêm vắc xin quai bị cho người lớn cần chú ý một số điểm sau:

- Với những người có hồ sơ tiêm chủng không đầy đủ thì nên bắt đầu theo lịch trình chủng ngừa phù hợp với lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ của họ. 

- Phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.

- Đối với những bệnh nhân cần ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn thì nên tiêm ngừa vắc xin quai bị phù hợp với lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ của họ.

- Người mắc bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch thường dễ bị bệnh và biến chứng nặng hơn. Nhưng họ cũng dễ mắc bệnh do chủng vắc xin sống. Do đó, liều tiêm vắc xin quai bị cho các đối tượng này cần được sự chấp thuận của bác sĩ chăm sóc cá nhân. Đối với những trường hợp phức tạp, nên giới thiệu đến bác sĩ có chuyên môn về tiêm chủng hoặc suy giảm miễn dịch.

Nguồn dịch tham khảo: https://www.canada.ca/en/public-health/services/publications/healthy-living/canadian-immunization-guide-part-4-active-vaccines/page-14-mumps-vaccine.html


Tác giả: Mai Nhung