Liệu pháp Iốt phóng xạ (I-131) trong điều trị ung thư tuyến giáp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Liệu pháp Iốt phóng xạ (I-131) trong điều trị ung thư tuyến giáp
Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, iốt phóng xạ (I-131) cũng được coi là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp...

1. Liệu pháp Iốt phóng xạ (Radioiodine) trong điều trị ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận cơ thể gần như hấp thụ gần hết i ốt. Do vậy i ốt phóng xạ (còn được gọi là I-131) là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp. I-131 thu thập chủ yếu các tế bào tuyến giáp, nơi bức xạ có thể phá hủy tuyến giáp và các tế bào trong đó (bao gồm cả tế bào ung thư) hấp thụ iốt, ít ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể bạn. Liều bức xạ được sử dụng ở đây mạnh hơn nhiều so với liều được sử dụng trong quét radioiodine.

Phương pháp điều trị này có thể được sử dụng để cắt bỏ bất kỳ mô tuyến giáp nào mà phẫu thuật không can thiệp được hoặc để điều trị một số loại ung thư tuyến giáp đã di căn đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.

Liệu pháp iốt phóng xạ thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc ung thư tuyến giáp thể nang, trường hợp đã lan đến cổ hoặc các bộ phận cơ thể khác vẫn có thể áp dụng được phương pháp này.

Đối với những bệnh nhân có khối u nhỏ, không lan rộng có thể loại bỏ bằng phẫu thuật mà không cần can thiệp bằng iốt phóng xạ. Liệu pháp i ốt phóng xạ không dùng trong điều trị ung thư tuyến giáp không biệt hóa và ung thư tuyến giáp tủy vì những loại ung thư này không hấp thụ iốt.

2. Chuẩn bị cho điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp iốt phóng xạ

Để phương pháp i ốt phóng xạ phát huy tối đa nhất, bệnh nhân phải có lượng hormone kích thích tuyến giáp cao (TSH hoặc thyrotropin) trong máu. Hormone này là thứ làm cho mô tuyến giáp (và tế bào ung thư) hấp thụ iốt phóng xạ. Nếu tuyến giáp của bạn đã được cắt bỏ, vẫn có một số cách để tăng mức TSH trước khi được điều trị bằng phương pháp i ốt phóng xạ.

- Ngừng dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp trong vài tuần. Điều này gây ra nồng độ hormone tuyến giáp rất thấp (suy giáp), khiến tuyến yên tiết ra nhiều TSH. Hiện tượng suy giáp này là tạm thời, nhưng nó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, táo bón, đau cơ và giảm khả năng tập trung.

- Một cách khác là tiêm thyrotropin (Thyrogen), có thể khiến cho hormone tuyến giáp bị giữ lại trong một thời gian dài không cần thiết.

Hầu hết các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên tuân theo chế độ ăn ít i ốt trong 1 hoặc 2 tuần trước khi điều trị. Điều này có nghĩa là tránh các thực phẩm có chứa muối iốt và thuốc nhuộm cũng như các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản và đậu nành.

3. Rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp iốt phóng xạ

Tùy thuộc vào liều radioiodine được sử dụng và bệnh viện bạn đang điều trị, bệnh nhân có thể phải ở trong bệnh viện vài ngày sau khi điều trị, ở trong phòng cách ly đặc biệt để tránh cho người khác tiếp xúc với bức xạ. Sau điều trị, bệnh nhân về nhà sẽ được hướng dẫn cách ngăn ngừa lây lan phóng xạ cho người khác.

Tác dụng phụ ngắn hạn của điều trị iốt phóng xạ có thể bao gồm:

- Cổ đau và sưng

- Buồn nôn và ói mửa

- Sưng và đau của tuyến nước bọt

- Khô miệng

- Thay đổi vị giác

Nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo cứng có thể giúp giải quyết vấn đề tuyến nước bọt.

Điều trị bằng radioiodine cũng làm giảm sự hình thành nước mắt ở một số người, dẫn đến khô mắt.

- Đối với bệnh nhân nam giới: phóng xạ có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, tinh trùng ít hoặc chất lượng bị suy giảm, có thể bị vô sinh.

- Đối với phụ nữ: điều trị bằng iốt phóng xạ ảnh hưởng đến buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt trong khoảng 1 năm. Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ nên tránh mang thai từ 6 tháng đến một năm sau khi điều trị mặc dù chưa có trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng xấu từ kết quả của quá trình điều trị iốt phóng xạ.

Cả nam giới và phụ nữ đã điều trị iốt phóng xạ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu trong tương lai.

Dịch từ: https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating/radioactive-iodine.html

Tác giả: Lê Cường