Liều hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19 và những lưu ý phụ huynh bắt buộc phải nhớ

Liều hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19 và những lưu ý phụ huynh bắt buộc phải nhớ
Theo ​Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà do Sở Y tế Hà Nội ban hành, nếu trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ nên cho trẻ uống Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu vẫn còn sốt.

Theo Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà do Sở Y tế Hà Nội ban hành tháng 12/2021 thì khi trẻ mắc Covid-19 được điều trị tại nhà, gia đình cần:

- Cho trẻ nằm phòng riêng

- Đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi

- Cho trẻ uống nhiều nước

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ

- Trẻ cần được vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng sạch sẽ.

1. Liều hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19

Nếu trẻ bị sốt khi nhiễm Covid-19, cha mẹ cần làm gì?

Đầu tiên, khi trẻ bị nhiễm Covid-19, cha mẹ nên đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày cho trẻ hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Nếu trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ nên cho trẻ uống Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu vẫn còn sốt.

Độ tuổi trẻ emDạng thuốc
<1 tuổiParacetamol bột 80 mg
1-2 tuổi Paracetamol bột 150 mg
2-5 tuổi Paracetamol bột 250 mg
5-12 tuổiParacetamol bột 325 mg
>12 tuổiParacetamol bột 500 mg


Đọc thêm:

Ăn nhiều rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tâm thần trẻ em

Cách xử lý khi trẻ bị sốt trong mùa dịch Covid-19

2. Khi nào cần báo y tế?

Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ khi được điều trị tại nhà. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường, cần báo y tế: 

- Sốt trên 38,5 độ C

- Tức ngực

- Đau rát họng, ho

- Cảm giác khó thở

Liều hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19 và những lưu ý phụ huynh bắt buộc phải nhớ - Ảnh 2.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ khi được điều trị tại nhà. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường, cần báo y tế (Ảnh minh hoạ: Internet)

- Tiêu chảy

- Chỉ số SpO2 <96% (nếu đo được)

- Trẻ mệt, không chịu chơi

- Ăn kém/bú kém.

Ngoài ra, các dấu hiệu trẻ chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh theo tuổi: 1-5 tuổi (≥ 40 lần/phút); 5-12 tuổi (≥ 30 lần/phút); trên 12 tuổi (≥20 lần/phút).

- Cánh mũi phập phồng.

- Thở rút lõm lồng ngực.

Ghi chú, việc thở nhanh được đánh giá theo tuổi như sau:

- Từ 1 - 5 tuổi: >= 40 lần/phút

- Từ 5  12 tuổi: >= 30 lần/phút

- Trên 12 tuổi: >= 20 lần/phút.

3. Lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị suy giảm miễn dịch

Ngoài lưu ý về hạ sốt và các dấu hiệu cần liên hệ khẩn cấp cho nhân viên y tế kể trên thì phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị suy giảm miễn dịch tại nhà trong thời gian này cần chú ý thêm một số vấn đề khác để giảm nguy cơ tăng nặng nếu trẻ nhiễm Covid-19.

Liều hạ sốt cho trẻ nhiễm Covid-19 và những lưu ý phụ huynh bắt buộc phải nhớ - Ảnh 3.

Với trẻ mắc bệnh có liên quan tới suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phòng bệnh (Ảnh minh hoạ: Internet)

Aaron Milstone, MD, MHS , bác sĩ nhi khoa tại  Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins  và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại  Bệnh viện Johns Hopkins chia sẻ (1):

- Đối với trẻ bị hen suyễn: 

Trẻ em bị hen suyễn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn do COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh hô hấp nào khác, bao gồm cả bệnh cúm. Và mặc dù dữ liệu vẫn còn ít ỏi nhưng hãy quan sát chúng cẩn thận và nếu các triệu chứng phát triển, hãy gọi cho bác sĩ của trẻ để thảo luận về các bước tiếp theo. Đồng thời sắp xếp đánh giá thích hợp khi cần thiết. 

Hãy tiếp tục cho trẻ uống thuốc đầy đủ và cẩn thận hơn để tránh những thứ gây ra các cơn hen suyễn cấp tính.

- Đối với trẻ bị bệnh tiểu đường: 

Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa quan trọng. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường được quản lý tốt sẽ không dễ bị nhiễm COVID-19 hơn. Nhưng bệnh tiểu đường được kiểm soát kém có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, vì vậy cha mẹ và bác sĩ nên theo dõi những đứa trẻ này cẩn thận để biết các dấu hiệu và triệu chứng có thể cần đánh giá bởi chuyên viên y tế.

4. Lưu ý về phòng ngừa trong gia đình

Theo The Conversation (2), khi gia đình có trẻ nhiễm Covid-19, người trong gia đình cần giảm nguy cơ lây lan bằng cách:

- Giữ khoảng cách tối thiểu 1.5m nếu có thể

- Để trẻ sử dụng phòng tắm, phòng nghỉ riêng

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc

- Dạy trẻ cách hắt hơi và ho đúng cách

- Hướng dẫn trẻ và người thân trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn

- Giữ cho nhà cửa được thông thoáng

- Vệ sinh thường xuyên các bề mặt trong gia đình, nhất là những khu vực trẻ đã tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi, công tắc điện, vòi nước, bồn cầu,...

- Các vật dụng cá nhân, ăn uống trong gia đình cũng cần được tiệt trùng cẩn thận trước khi dùng.


Tác giả: Kim Phụng