Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn?

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn?
Ngày 19-3, Bệnh viện Việt Đức (TP.Hà Nội) cho biết tại đây đang điều trị cho cụ bà 87 tuổi trong tình trạng chấn thương nghiêm trọng "nát cẳng tay" do gặp tai nạn chó cắn.

Ngày 19-3, Bệnh viện Việt Đức (TP.Hà Nội) cho biết tại đây đang điều trị cho cụ bà 87 tuổi trong tình trạng chấn thương nghiêm trọng do tai nạn chó cắn.

Trước đó, ngày 16-3, khi sang nhà hàng xóm chơi, bất ngờ cụ bà T. (87 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) bị con chó Bully nặng hơn 30 kg lao vào tấn công. Bà T. sau đó đã nhập viện trong tình trạng nhiều chấn thương nghiêm trọng.

Vêt thương trên tay trái khá nghiêm trọng, buộc các bác sĩ phải tiến hành cắt cụt 1/3 dưới cánh tay trái của bệnh nhân và phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương hàm mặt phức tạp.

Con gái bệnh nhân cho biết tai nạn xảy ra do chủ nhà không xích chó, khi thấy cụ T., chú chó hung hăng lao vào.

Sau phẫu thuật 3 ngày, tình trạng sức khỏe của bà T. đã ổn định, tỉnh táo, có thể giao tiếp với nhân viên y tế. Hiện bà T. vẫn tiếp tục được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Theo các bác sĩ, tai nạn chó cắn thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, vì thế, các gia đình nuôi chó cần đảm bảo an toàn, có rọ mõm, nhốt xích an toàn.

1. Phân loại mức độ nghiêm trọng của tai nạn chó cắn

Thường thì bác sĩ sẽ dựa vào vết thương mà chó cắn gây ra để lại trên cơ thể người bị cắn để chia ra thành các mức độ khác nhau. 5 mức độ tai nạn chó cắn khác nhau được chia như sau:

- Mức độ 1: Là mức độ mà răng của chó không chạm vào da người bị cắn

- Mức độ 2: Răng của chó đã chạm vào da người bị cắn nhưng không gây tổn thương rách da

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn? - Ảnh 2.

Tùy vào dạng vết thương mà tai nạn chó cắn chia thành 5 mức độ khác nhau (Ảnh: Internet)

- Mức độ 3: Răng của chó gây ra từ 1 - 4 vết thương hở với mức độ nông trên da

- Mức độ 4: Răng chó gây ra 1 vết cắn, nhưng vết cắn này lại gồm 4 vết thương hở và ít nhất là có một vết bị thủng sâu

- Mức độ 5: Răng chó gây ra nhiều vết cắn, nhiều vết thủng sâu.

2. Sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách

Để khi bị chó cắn không nguy hiểm tới tính mạng thì ngay sau khi bị chó cắn cần làm ngay các bước sơ cứu tai nạn chó cắn sau đây:

- Giữ bình tĩnh. Nếu trẻ nhỏ bị cắn thì cần trấn an trẻ

- Quan sát vết thương. Nhanh chóng xả sạch dưới vòi nước từ 10 - 15 phút. Lưu ý nhớ sử dụng xà phòng để có hiệu quả trong phòng ngừa bệnh dại.

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn? - Ảnh 3.

Sau khi bị chó cắn cần chú ý tới việc làm sạch vết thương ngay lập tức (Ảnh: Internet)

- Sau khi rửa sạch với nước và xà phòng thì cần sát khuẩn bằng rượu hoặc cồn 70 độ. Nếu có thuốc sát khuẩn iodine thì có thể sử dụng trực tiếp lên vết thương bị tai nạn chó cắn.

Mục đích là để loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn từ vết răng cắn của chó.

- Cầm máu nếu vết thương bị chảy máu liên tục bằng gạc y tế và bông sạch rồi băng bó lại. Nếu như không có dấu hiệu cầm máu thành công thì nhanh chóng đưa người bị chó cắn tới cơ sở y tế để được cấp cứu.

3. Khi nào thì cần tới gặp bác sĩ?

Các bác sĩ cho biết, sau tai nạn chó cắn nếu như đã áp dụng các biện pháp sơ cứu khi bị chó cắn mà người bị cắn có những dấu hiệu sau đây thì cần nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp:

- Máu chảy nhiều, chảy liên tục trên vết thương lộ xương, gân hay cơ

- Vết bị cắn có cảm giác đau nhức dữ dội

- Người bị cắn không thể uốn cong ngón tay, cử động chân,...

- Vết cắn bị sưng to, nóng đỏ và có biểu hiện sốt, mệt lả thậm chí là ngất xỉu

- Vết cắn có dấu hiệu tích mủ, mủ có màu vàng và ngửi có mùi hôi

- Triong trường hợp người bị chó cắn tạo thành vết thương hở và chưa được tiêm phòng uốn ván trong thời gian 5 năm gần nhất. Đồng thời con chó cắn bạn có những triệu chứng kì lạ và không thể xác định được con chó đó đã được tiêm vaccine phòng dại hay chưa cũng cần tới cơ sở y tế sớm

- Với những người bị suy giảm hệ miễn dịch hay đang có các bệnh lý nền như tiểu đường hoặc đang thực hiện các hóa trị liệu thì cần có hỗ trợ can thiệp của cán bộ y tế.

4. Bị chó cắn chảy máu có nguy hiểm không?

Tai nạn chó cắn gây ra các vết thương hở và chảy máu nếu như không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể khiến người bị cắn gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:

- Nhiễm trùng

Trong vết thương chó cắn có thể chứa các loại vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, khuẩn liên cầu, khuẩn pasteurella, và capnocytophaga hay tụ cầu vàng kháng methicillin.

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn? - Ảnh 4.

Bị chó cắn có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)

Nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, đau tim, thậm chí là hoại tử,...

- Tổn thương dây thần kinh, cơ và xương

Tai nạn chó cắn có thể gây ra những tổn thương dây thần kinh, gân, cơ, xương ngay cả trong trường hợp nhìn như vết thương có vẻ rất nhỏ.

- Bệnh dại

Tình trạng này xảy ra do nhiễm virus nghiêm trọng và gây ra những tác động tới hệ thần kinh trung ương của người bị cắn.

Nếu như không được điều trị, bệnh dại có thể gây ra tử vong nhanh chóng trong vài ngày kể từ khi bị nhiexm bệnh.

- Uốn ván

Ngoài bệnh dại thì uốn ván cũng là một bệnh do vi khuẩn từ vết chó cắn gây ra. Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương và gây bệnh.

Người bị nhiễm khuẩn uốn ván sẽ có các biểu hiện như co cứng cơ hàm, uốn cong cơ thể hoặc lên cơn co giật khi bị kích thích bởi những va chạm hay tiếng ồn, ánh sáng,...

5. Đối với các vết chó cắn không chảy máu có nguy hiểm không?

Tai nạn chó cắn nếu như không chảy máu mà chỉ gây ra những tổn thương dạng bầm tím ngoài da sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn do vi khuẩn hay các bụi bẩn ngoài môi trường không xâm nhập được vào cơ thể người bị chó cắn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì việc tiêm chủng phác đồ phơi nhiễm khi bị tai nạn chó cắn theo 3 mũi vẫn là cần thiết. Như vậy, các vết chó cắn không chảy máu có nguy hiểm không câu trả lời là ít nguy hiểm hơn so với các vết chảy máu.

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn? - Ảnh 5.

Tai nạn chó cắn nếu như không chảy máu mà chỉ gây ra những tổn thương dạng bầm tím ngoài da sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn (Ảnh: Internet)

Không chỉ cần tiêm chủng 3 mũi phơi nhiễm mà gia đình cũng cần theo dõi sức koer của con chó. Nếu như sau khi cắn, con chó có biểu hiện ốm hay chết thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn tiêm huyết thanh phòng dại.

6. Tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?

Gặp tai nạn chó cắn để phòng ngừa nguy cơ bị vi khuẩn dại xâm nhập và tấn công thì tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn nên được thực hiện càng sớm càng tốt do vaccine cũng cần có đủ thời gian thì mới có thể hình thành nên miễn dịch được.

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn? - Ảnh 6.

Tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn? (Ảnh: Internet)

Theo các bác sĩ cho biết, thông thường sau từ 7 - 14 ngày với vaccine tiêm đủ liều và đúng kĩ thuật thì vaccine phòng dại sẽ có tác dụng. Trong trường hợp bị tai nạn chó cắn nhưng tiêm phòng dại muộn thì, nếu như đã nhiễm virus dại có thể di chuyển tới não và gây ra những tổn thương cho tế bào thần kinh.

Lúc này, dù có tiêm vaccine phòng dại thì cũng không có ích nữa do cơ thể chưa kịp sản sinh ra lượng kháng thể đủ để có thể trung hòa được virus bệnh dại.


Tác giả: Kim Phụng