Leukocytes là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu?

Leukocytes là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu?
Leukocytes là gì? Có thể nhiều người chưa biết đến thuật ngữ leukocytes trong nước tiểu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Leukocytes là gì? Liệu nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe của con người? Chỉ số leukocytes là chỉ số gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về thuật ngữ Leukocytes.

1. Leukocytes là gì?

Leukocytes là gì? Thuật ngữ leukocytes đầu tiên là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu chính là một thành phần không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Nó góp phần vận hành các hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Vì vậy mà bạch cầu có thể được tìm thấy khắp nơi trên toàn cơ thể. Nó có nhiều nhất trong máu và hệ bạch huyết của con người.

Ý nghĩa của nó đối với hệ miễn dịch của con người:

Cơ quan sản xuất ra leukocytes là gì? Các tế bào bạch cầu được sản xuất tại tủy xương của người. Nhờ hệ miễn dịch hoạt động mà cơ thể mới có thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân. Hệ miễn dịch hoạt động càng mạnh mẽ và hiệu quả thì cơ thể sẽ càng khỏe mạnh.

Chỉ số leukocytes là gì?

Chỉ số leukocytes là một trong những thông số dùng trong việc phân tích nước tiểu. Thông thường, chỉ số này trong nước tiểu sẽ có giá trị rơi vào khoảng 10-25 LEU/UL

Leukocytes là gì

Các tế bào bạch cầu được tìm thấy mọi nơi trong cơ thể (Ảnh Internet)

Đọc thêm:

Mục đích của việc xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai

Kiểm tra nhanh những dấu hiệu ung thư bàng quang qua màu nước tiểu

2. Nguyên nhân khiến nước tiểu xuất hiện leukocytes

Sự xuất hiện của leukocytes trong nước tiểu báo hiệu cơ thể người có những tổn thương. Đây là những tổn thương ở các bộ phận bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo hoặc niệu quản.

Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể liệt kê một số trường hợp do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Bao gồm viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc ống thận mô kẽ.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt. Đường tiết niệu bị viêm nhiễm nhưng LEU niệu lại âm tính. Đó là các trường hợp viêm niệu đạo do lao hoặc do Chlamydia trachomatis. Một số trường hợp là viêm thận kẽ mà nguyên nhân gây ra là do thuốc.

Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến hiện tượng bạch cầu tăng trong nước tiểu. Tình trạng này xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp có thể liệt kê là sỏi thận, bàng quang, sỏi ở niệu quản hoặc có khối u ở thận.

3. Phân tích nước tiểu nhằm xác định chỉ số leukocytes bằng cách nào?

Tổng phân tích nước tiểu còn được gọi một cách ngắn gọn hơn đó là xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu là phương thức cơ bản và phổ biến nhất để phát hiện nhiều căn bệnh. Nó được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám tư nhân,... Thậm chí trong một vài trường hợp nhất định, người ta cũng có thể tự kiểm tra ở nhà.

=>> Đọc thêm bài viết về một số vấn đề về nước tiểu khác qua bài viết: Đi ra nước tiểu màu xanh là bệnh gì?

Leukocytes là gì 2

Có thể xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định chỉ số leukocytes (Ảnh Internet)

Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản:

- Lấy mẫu nước tiểu từ người cần làm xét nghiệm;

- Đựng mẫu nước tiểu vào một cốc chứa mẫu có dung tích nằm trong khoảng 30-60ml;

- Dùng que nhúng hoặc những phương pháp khác để xét nghiệm và cho kết quả;

4. Triệu chứng cho thấy nước tiểu bị tăng chỉ số leukocytes

Những triệu chứng thường gặp khi chỉ số leukocytes tăng trong nước tiểu là:

Bệnh nhân có các dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng tiểu. Bao gồm:

- Xuất hiện tình trạng đi tiểu buốt, tiểu gắt hoặc tiểu lắt nhắt.

- Nước tiểu của người bệnh có thể có màu sắc đục đi kèm với mùi hôi.

- Thậm chí người bệnh còn có khả năng đi tiểu ra mủ.

- Những triệu chứng kèm theo bao gồm ớn lạnh, mệt mỏi và bị nóng sốt.

Leukocytes là gì 3

Nhiễm trùng tiểu là một trong những dấu hiệu cho thấy chỉ số leukocytes tăng (Ảnh Internet)

Các triệu chứng của sỏi tắc nghẽn đường tiết niệu cũng cho thấy leukocytes bị tăng. Biểu hiện bao gồm bệnh nhân bị đau âm ỉ vùng thắt lưng và lan dần xuống đùi. Tình trạng đau âm ỉ kéo dài có thể dẫn đến đau quặn và thậm chí là đi tiểu ra máu.

5. Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao cảnh báo bệnh gì?

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau đây:

- Bàng quang bị nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu bị kích ứng. Hiện tượng này xảy ra do vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Chúng sinh sôi nảy nở trong bàng quang gây nhiễm trùng tiểu.

- Là dấu hiệu của chứng sỏi thận. Khoáng chất hòa tan và muối là những chất thường thấy trong nước tiểu. Nhưng nếu hàm lượng các chất này tăng cao thì là dấu hiệu cho bệnh sỏi thận.

- Báo hiệu bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu. Ngoài ra, những dấu hiệu kèm theo là tiểu ra máu, cảm giác đau và rát. Tình trạng này có thể gây ra bởi sỏi thận, xuất hiện khối u hoặc do ngoại vật tác động.

- Phụ nữ mang thai sẽ có chỉ số leukocytes cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý vì đây cũng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng tiểu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến chỉ số leukocytes tăng cao bao gồm:

- Ung thư tuyến tiền liệt; Ung thư bàng quang và ung thư thận. Cần được phát hiện kịp thời và điều trị sớm.

- Dấu hiệu bị mắc phải những chứng bệnh về máu. Đó có thể là do chứng hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc do thiếu máu.

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu.

- Báo hiệu sự quá sức của cơ thể khi phải làm việc hoặc tập thể dục với cường độ cao.

6. Nên làm gì khi phát hiện tình trạng tăng vượt mức chỉ số leukocytes?

- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa thận hoặc bác sĩ chuyên về nội khoa để được thăm khám. Việc này sẽ giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

- Đối với phụ nữ mang thai, cần tìm gặp bác sĩ phụ khoa và bác sĩ chuyên về đường tiết niệu. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời giúp bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.

- Thực hiện xét nghiệm sinh hóa nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm cho ra dương tính thì đó là do nhiễm trùng đường tiểu. Cần điều trị bằng thuốc, chú ý vệ sinh và uống nhiều nước.

7. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu?

Để xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu thì các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm đối với một vài trường hợp cụ thể như sau:

- Khi thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, đối với quá trình khám tổng quát hằng năm.

- Thực hiện xét nghiệm đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện.

- Xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu khi sàng lọc bệnh: thận, đái tháo đường, tăng huyết áp hay bệnh gan.

Đồng thời, bác sĩ còn thực hiện kiểm tra ở bệnh nhân các triệu chứng ở thận, đau hông lưng, đi tiểu đau hay tình trạng đau sườn, sốt và tiểu máu với các triệu chứng tiết niệu khác.

Quá trình xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn bệnh của người bệnh. Đồng thời, quá trình theo dõi tiến triển và đáp ứng của người bệnh cũng được kiểm tra kịp thời.

Ngoài ra, xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu còn được thực hiện khi thử thai hoặc khám thai định kỳ.

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đã có thể hiểu rõ leukocytes là gì và xét nghiệm leukocytes trong nước tiểu có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người để không bỡ ngỡ mỗi khi đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra sức khỏe.


Tác giả: Nắng Mai