Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà bạn cần lưu ý một số điều như: Phòng sinh hoạt và cách ly của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng, theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Tham khảo cách chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà dưới đây để thiết lập một kế hoạch phù hợp.
Khi trong gia đình có người bị mắc sởi việc bạn cần làm là chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về: Dấu hiệu, các triệu chứng bệnh. Các giai đoạn phát triển của bệnh và tình huống có thể xảy ra. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Một căn phòng sạch sẽ, thông thoáng, kín gió dùng để cách ly. Chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, nước ấm, khăn sạch,... để chăm sóc cho người bệnh.
Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi, việc đầu tiên cần làm là cách ly. Người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan. Một phòng cách ly độc lập là rất cần thiết trong trường hợp này.
Yêu cầu về phòng cách ly cần tránh gió lùa, sạch sẽ, thoáng mát. Chăn, ga, gối, đệm êm ái, sạch sẽ, thoải mái. Hạn chế người thăm hỏi, mang khẩu trang và gang tay y tế khi chăm sóc người bệnh.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh sởi từ các chuyên gia. Sau đó thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Người bị bệnh sởi có thể sẽ có cảm giác chán ăn, không ăn được,... Do đó bạn cần chuẩn bị thêm dinh dưỡng bổ sung để sử dụng khi cần.
Người bị bệnh sởi cần uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất và thanh lọc cơ thể. Có thể thay thế nước bằng sữa tươi, nước hoa quả, sinh tố rau củ,... giúp người bệnh ngon miệng hơn. Các loại thực phẩm giàu Vitamin A, C và kẽm là những thứ bạn cần chuẩn bị cho người bị bệnh sởi.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sởi cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng. Chế biến thực phẩm mềm, dễ tiêu, hợp khẩu vị người bệnh.
Nước ấm, khăn sạch, nhiệt kế và thuốc hạ sốt là những thứ không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà. Người bị sởi sẽ có triệu chứng bị sốt từ nhẹ đến nặng. Đây là những vật dụng cần thiết để hạ sốt và theo dõi tình trạng bệnh.
Khi chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Điều trị các chứng bệnh bao gồm sốt, ho, ngạt mũi, đau mắt đỏ, đau miệng, tiêu chảy, lười ăn...
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khuyến khích người bệnh uống nhiều nước.
- Bổ sung Vitamin A cho cơ thể người bệnh.
- Theo dõi các dấu hiệu bệnh theo từng giai đoạn để có phương pháp điều trị hợp lý.
Khi chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà bạn cần lưu ý đặc biệt đến các triệu chứng của bệnh trong từng giai đoạn và xử lý kịp thời.
Khi bị sốt bệnh nhân cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Không mặc nhiều quần áo hoặc quấn chăn lên người. Cho người bệnh uống nhiều nước, tiến hành chườm ấm và uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được chăm sóc, điều trị tốt hơn.
Trong trường hợp người bệnh bị ho nhưng không thở gấp, có thể cho bệnh nhân uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng có thể cho người bệnh uống trà chanh mật ong để làm giảm triệu chứng. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Khi bị nghẹt mũi nên rửa bằng nước muối sinh lý để làm sạch tiết dịch. Với triệu chứng viêm kết mạc nên lau mặt cho bé bằng khăn sạch, mềm, thấm ướt bằng nước ấm. Trong trường hợp mắt bị viêm nghiêm trọng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị.
Với triệu chứng loét miệng, nên để người bệnh súc miệng bằng nước sạch nhiều lần trong ngày. Uống nước thường xuyên giúp thanh lọc hiệu quả.
Bên cạnh điều kiện phòng cách ly, chế độ dinh dưỡng, theo dõi thực trạng bệnh thì việc vệ sinh cơ thể và thực hiện các biện pháp phòng hộ cũng rất quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà.
Đối với người chăm sóc, bạn cần đeo khẩu trang, mang gang tay y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân để phòng ngừa lây lan.
Đối với bệnh nhân cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tắm, rửa sạch sẽ bằng nước ấm, thay quần áo hàng ngày, tránh để lạnh. Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng ở luôn thoáng mát.
- Cắt ngắn móng tay để tránh gãi ngứa làm xước da tạo điều kiện cho virus sởi xâm nhập mạnh mẽ hơn.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% mỗi ngày 3 lần. Uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây giàu vitamin A, C. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho cơ thể.
- Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, viêm phổi cần phải bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống. Bổ sung vitamin A bằng nước trái cây hoặc thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng tái phát triệu chứng bạn nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.