Cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều bộ phận, các cơ quan khác nhau cùng hoạt động dưới sự chỉ huy của não bộ để giúp bạn có thể nghe, ngửi, nhìn,... thế giới bên ngoài. Tuy vậy, sẽ có những lúc các cơ quan này "đình trệ", gặp phải các "trục trặc" dẫn tới các chức năng bị rối loạn, suy giảm không như bình thường. Đây chính là lúc bạn cần lắng nghe cơ thể để hiểu xem bạn đang gặp vấn đề gì bất thường.
Cơ thể của bạn thường sẽ cho bạn biết nếu có điêu gì đó đột ngột xảy ra. Nếu bạn cảm thấy thực sự không ổn, chẳng hạn như thay đổi khả năng nhìn, nói chuyện, đi lại, suy nghĩ mơ hồ, giao tiếp, đau tức ngực, khó thở,... thì hãy liên hệ với cơ sở y tế.
Đừng đợi xem bạn có cảm thấy tốt hơn không bởi những cơn đột quỵ thường đến rất bất ngờ.
Nếu như bạn không cảm thấy thích thú với việc tập luyện thường yên của mình vậy bạn có nên cố gắng vượt qua suy nghĩ đó không? Câu trả lời là: Hãy điều chỉnh, nhất là khi bạn cảm thấy đau và mệt mỏi hơn sau khi luyện tập.
Đối với mỗi bài tập cụ thể với các cường độ khác nhau thì cách mà cơ thể phản ứng cũng sẽ khác nhau. Sau những ngày luyện tập nặng nhọc thì bạn có thể cần những ngày tập với cường độ nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí là nghỉ ngơi. Tần suất nghỉ ngơi của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ cũng như tình hình sức khỏe hiện tại của bạn.
Bên cạnh đó, khi tập luyện, hãy chú ý đến hơi thở của bạn, tìm hiểu xem khi nào thì cần hít vào và khi nào cần thở ra. Đây cũng là cách để kết nối với cơ thể của mình.
Việc tự chăm sóc bản thân có thể giúp bạn hiểu thêm về cơ thể của mình. Nếu như tập luyện chăm chỉ góp phần giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai hơn, cản trở quá trình lão hóa sớm thì nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể cũng quan trọng không kém.
Bạn cần để bản thân được nghỉ ngơi, lắng nghe những thay đổi và quan sát những bất thường mỗi ngày, dù chỉ là vài phút vào những ngày bận rộn.
Thiền định và yoga là hai biện pháp giúp nhiều người cải thiện sức khỏe tâm thần cực tốt, họ cho biết bản thân cảm thấy bình tĩnh hơn, căng thẳng và mệt mỏi cũng nhờ vậy mà giảm bớt.
Đừng nghĩ về các bài tập quá khó, bạn chỉ cần hít thở sâu, đều đặn và lắng nghe cơ thể mà thôi.
Khi bạn hiểu cơ thể phản ứng với căng thẳng như thế nào thì bạn có thể dễ dàng kiểm soát chúng hơn nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Không phải lúc nào bạn cũng tránh được căng thẳng, tuy nhiên bạn có thể cố gắng nhận thức rõ ràng hơn về các triệu chứng căng thẳng của bản thân từ đó giúp giảm nhẹ các tác động mà chúng gây ra.
Ví dụ, khi căng thẳng, bạn nhận thấy mình thường thở ngắn hơn, cơ cổ và vai bị căng cứng, hãy thử một vài cách như hít thở sâu, tập các bài tập vươn vai và nói chuyện nhiều hơn với bạn bè hay các thành viên trong gia đình. Thêm nữa, nếu như bạn cảm thấy mình đang phải đối mặt với các triệu chứng căng thẳng nghiêm trọng hơn thì điều mà bạn cần nhất lúc này là một chuyên gia tư vấn tâm lý.
Tiền đề cơ bản của ăn uống chính là lắng nghe phản ứng của cơ thể. Ăn uống là bản năng nhưng ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe là do kinh nghiệm tích lũy từ các phản ứng của cơ thể.
Bạn cần quyết định việc ăn gì, ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe. Điều này cũng tương tự như việc bạn tập thể dục với cường độ và tần suất như thế nào là phù hợp với thể trạng.
Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Nên nhớ - là ĐỦ - chứ không phải dư thừa.
- Đừng ham vui hay lấy thực phẩm làm cái cớ cho việc giải quyết cảm xúc cá nhân
- Dừng lại khi bạn đã no
- Không vận động mạnh sau khi ăn,...
Nhìn chung thì việc lắng nghe cơ thể nói dễ thì có dễ nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi vậy tuyến chuyên đề Dr.Green ra đời với sự tham gia của đông đảo đội ngũ y bác sĩ giúp giải đáp các thắc mắc, tư vấn những thói quen tốt cho sức khỏe,...
Lắng nghe cơ thể như thế nào để sống khỏe mỗi ngày? Còn chần chừ gì nữa, chuyện khó đã có bác sĩ lo. Hãy để lại thông tin để nhận được những tin tức mới nhất từ Dr Green ngay TẠI ĐÂY!