10 lầm tưởng chết người về insulin khiến các bệnh nhân đái tháo đường ngỡ ngàng

10 lầm tưởng chết người về insulin khiến các bệnh nhân đái tháo đường ngỡ ngàng
Chỉ khi bệnh đã nặng bệnh nhân đái tháo đường mới cần tiêm insulin? Chính vì những lầm tưởng này mà không ít người bệnh ngần ngại khi đưa insulin vào cơ thể.

1. Insulin không gây nghiện

Nhiều người bệnh đái tháo đường lo sợ mình sẽ bị nghiện khi phải tiêm insulin thường xuyên. Tuy nhiên trên thực tế, insulin là một hormone cơ thể phải tự tổng hợp để chuyển hóa đường thành năng lượng, do đó bạn không thể nghiện chúng.

2. Việc mang theo insulin rất bất tiện vì chúng cần được bảo quản lạnh?

Những lọ insulin chưa sử dụng nên được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, một khi đã mở nắp, bạn có thể giữ chúng ở nhiệt độ phòng trong khoảng 25 - 28 ngày.

Lưu ý, đừng bao giờ để insulin ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh khi đi du lịch. Làm lạnh, sau đó lại để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời có thể khiến thuốc bị giảm tác dụng.

insulin-1

3. Insulin không quá đắt tiền

Nhìn chung, điều trị đái tháo đường có thể khá tốn kém, nhưng nếu chỉ tính riêng insulin thì giá thành lại không quá cao. Có thể nói, thuốc tiêm insulin còn rẻ hơn nhiều loại thuốc uống khác. Giá cả 1 lọ thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu và nhà cung cấp thuốc. 

4. Phải tiêm insulin không có nghĩa là bệnh đái tháo đường đã nặng lên

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, phát triển dần theo thời gian. Bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản sinh đủ hoặc không thể sử dụng được insulin hiệu quả, do đó cần được tiêm trực tiếp insulin từ bên ngoài. Tiêm insulin chỉ giúp cơ thể kiểm soát bệnh tốt hơn chứ không có nghĩa bệnh của bạn đang trở nặng.

5. Bạn không cần tiêm insulin nhiều lần trong ngày

Số lần tiêm insulin trong ngày sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp và loại insulin người bệnh đái tháo đường sử dụng. Có những loại insulin có tác dụng lâu dài và chỉ cần được tiêm 1 lần trong ngày (thường là vào ban đêm).

Nếu lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn, người bệnh có thể phải tiêm insulin nhiều lần trong một ngày (trước các bữa ăn).

insulin

6. Một khi đã dùng insulin thì phải dùng mãi mãi?

Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên và tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh, không cần phải lạm dụng insulin quá nhiều nữa.

7. Tiêm insulin không khiến bạn bị béo phì

Mặc dù nhiều người bệnh đái tháo đường nhận thấy mình bị tăng cân sau khi tiêm, nhưng insulin không phải là nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân.

Insulin giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hiệu quả hơn. Do đó, có chế độ ăn kiêng và tập luyện phù hợp sẽ giúp bạn giữ cân nặng ổn định.

8. Không phải thuốc uống luôn tốt hơn tiêm insulin

Trên thực tế, không phải người bệnh đái tháo đường nào cũng có thể dùng thuốc uống. Trong các trường hợp này, tiêm insulin là biện pháp đơn giản nhất để giữ ổn định đường huyết.

9. Insulin có thể làm giảm lượng đường huyết tới mức nguy hiểm?

Điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn không tiêm insulin đúng thời điểm hoặc không tiêm đúng liều lượng bác sỹ chỉ định. Nếu bạn ăn uống điều độ và tiêm insulin theo đúng chỉ dẫn, tình trạng hạ đường huyết sẽ không xảy ra.

10. Insulin không thể chữa khỏi đái tháo dường

Nhiều bệnh nhân tin rằng insulin là thuốc chữa khỏi bệnh, họ hoàn toàn phụ thuộc vào insulin để kiểm soát đường huyết mà không chú trọng đến chế độ ăn uống và tập luyện

Nên nhớ, tiêm insulin chỉ là một biện pháp giúp kiểm soát đường huyết. Bạn không thể chỉ phụ thuộc vào insulin mà buông thả lối sống của mình.

Tác giả: Thu Hoa