Các bệnh về phổi ở trẻ em thường rất đa dạng, một số bệnh như viêm phế quản phổi, tràn dịch màng phổi và đặc biệt là viêm phổi thường xuất hiện ở trẻ em. Viêm phổi là tình trạng bệnh nhiễm trùng mô phổi với các triệu chứng gây sốt, ho, khó thở. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, trẻ trên 5 tuổi thường mắc viêm phổi do vi khuẩn, trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu bị bệnh viêm phổi do vi rút.
Các bệnh về phổi và triệu chứng ở trẻ em cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh những biến chứng bất lợi cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là bệnh viêm phổi. Quá trình điều trị phải dựa trên độ tuổi, mức độ nặng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh là do vi rút hay vi khuẩn. Đối với trẻ dưới 5 tuổi và mắc bệnh mức độ nặng cần tới bệnh viện thăm khám và điều trị.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc giúp điều trị các bệnh về phổi và triệu chứng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, có ở dạng viên, dạng gói hay dạng siro. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường chọn dạng bào chế từ siro để trẻ dễ uống hơn. Cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh theo quy định để được các bệnh nhiễm trùng.
Khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cần đảm bảo liều lượng thuốc do bác sĩ kê đơn thuốc dù dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm, không được tự ý ngưng thuốc. Thông thường một liệu trình thuốc sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Trong quá trình uống thuốc để điều trị các bệnh về phổi và triệu chứng, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa gây bệnh tiêu chảy. Vì vậy, men vi sinh hay được bác sĩ sử dụng và được tư vấn nên uống sau thuốc kháng sinh khoảng 2 giờ. Bác sĩ thường cho trẻ sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp trẻ bớt sốt và đau. Trẻ dưới 18 tuổi không được uống aspirin vì sẽ gây hội chứng Reye dẫn tới tử vong.
Việc chăm sóc trẻ cũng cần đặc biệt lưu ý vì sẽ giúp trẻ nâng cao thể trạng để mau bình phục và có sức đề kháng tốt hơn.
Bạn nên khuyên khích trẻ uống thật nhiều nước, có thể cấp nước cho trẻ thông qua nhiều loại nước như sữa, nước trái cây, xúp. Cần vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, chú ý mũi họng của trẻ luôn phải thông thoáng.
Tránh nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp hay xối quạt máy thẳng vào người trẻ. Trước bữa ăn phải luôn nhắc trẻ rửa sạch tay bằng xà phòng để không đưa vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong sinh hoạt, cần cho trẻ ngủ sớm, ăn thức ăn có nhiều vitamin, thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh làm việc quá sức, học bài quá khuya…
Để bệnh viêm phổi ở trẻ không tái phát, cha mẹ nên tuân thủ theo những biện pháp dự phòng vừa kể trên. Đồng thời, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ tại nhà, kịp thời phát hiện sớm các bệnh về phổi và triệu chứng bệnh nặng hơn. Từ đó giúp kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm phổi tái phát ở trẻ.