Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?
Bạn có thể ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát nếu bạn kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn và điều trị các bệnh khác có thể dẫn đến đột quỵ.

Một số bệnh nhân sau đây có nguy cơ cao mắc đột quỵ, sau khi điều trị vẫn có những nguy cơ tiềm tàng cao hơn mắc đột quỵ tái phát:

- Mắc rung tâm nhĩ, 

- Hút thuốc,

- Mắc cao huyết áp,

- Cholesterol cao,

- Bị bệnh tiểu đường, 

- Thừa cân, 

- Không tập thể dục một cách thường xuyên,

- Uống nhiều rượu. 

Vậy những bệnh nhân đã mắc đột quỵ rồi phải làm sao để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

1. Hãy điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bệnh nhân đang gặp phải

Bênh nhân cần phải theo dõi huyết áp hoặc cholesterol cao bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên: 

- Huyết áp cao gây sức ép liên tục lên các bức tường của động mạch. Nếu không được điều trị, nó sẽ làm tổn thương và làm suy yếu các động mạch, có nhiều khả năng làm cho chúng bị tắc nghẽn hoặc vỡ và gây ra đột quỵ. 

- Thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học cũng góp phần giúp kiểm soát huyết áp. Bệnh nhân cũng cần dùng thuốc huyết áp mỗi ngày. Hãy đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào. Không được ngưng dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

- Hãy hỏi bác sĩ về mức huyết áp phù hợp với cơ thể. Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi và để xem việc dùng thuốc thực sự có công dụng hay không.

- Theo dõi bệnh tiểu đường, giữ lượng đường trong máu trong một phạm vi cho phép. 

- Nếu bác sĩ khuyên dùng aspirin hoặc các thuốc làm loãng máu, hãy sử dụng nó đúng liều lượng được kê. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát. 

- Uống thuốc theo đúng quy định. Đi tới các cơ sở y tế ngay nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.

2. Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng 

- Ưu tiên dùng các thức ăn dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng như sữa, sinh tố, nước ép từ rau củ quả. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Tránh các thức ăn nhiều cholesterol. 

- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh cho tim: các loại trái cây, rau quả, thực phẩm giàu chất xơ và các thức ăn có hàm lượng natri, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol thấp

Hạn chế tiêu thụ muối

- Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Vì vậy, bệnh nhất thiết phải hạn chế muối, đồng thời tránh xa những thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn để phòng ngừa đột quỵ tái phát.

 Ăn nhiều cá

- Chế độ ăn nhiều cá giúp tăng cường sức khỏe của tim mạch. Các loại cá như cá ngừ, cá hồi… chứa nhiều chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. . Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Dầu cá có chứa axit béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe. Thường xuyên ăn cá hồi, cá thu, cá hồi hồ, cá trích, cá mòi.

Tuyệt đối tránh thuốc lá, hạn chế tối đa bia rượu. 

- Hạn chế uống rượu, tối đa 2 ly một ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ. 

Giữ cân nặng vừa phải. 

- Thừa cân làm tăng khả năng phát triển bệnh cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.

4. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Đi bộ là một lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như chạy, bơi lội, đi xe đạp hoặc chơi tennis hoặc tham gia vào các đội thể thao. 

Nếu bạn hoặc người thân đã từng bị đột quỵ, cần phải xem xét cẩn thận các triệu chứng của đột quỵ tái phát. Đến cơ sở y tế ngay lập tức thì điều trị có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương não vĩnh viễn do đột quỵ tái phát gây ra. 


Tác giả: HNL