Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng thoái hóa cột sống?

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng thoái hóa cột sống?
Thoái hoá cột sống nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng. Ngăn ngừa biến chứng thoái hóa cột sống giúp bạn có một sức khỏe cơ xương khớp tốt nhất.

Thoái hoá cột sống nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Phần cột sống thoái hoá chủ yếu nằm ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nếu trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng. Cùng tìm hiểu cách ngăn ngừa biến chứng thoái hoá cột sống thông qua bài viết sau đây nhé.

1. Biến chứng thoái hoá cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ thường xuất hiện ở người lớn tuổi, người làm việc nặng và nhân viên văn phòng. Các biến chứng của thoái hoá cột sống cổ có thể kể đến:

- Gây đau đầu, mất ngủ: Xuất phát từ việc các dây thần kinh bị chèn ép, khiến quá trình lưu thông máu gián đoạn. Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở vùng đầu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

- Giảm thị lực và thính lực: Các dây thần kinh bị chèn ép gây giảm chức năng của các bộ phận kế cận. Người bệnh thường có cảm giác đau và ù tai, hoa mắt, không nhìn rõ được các vật ở xa.

- Gây ra các căn bệnh khác: Rối loạn tiền đình là một trong những biến chứng nguy hiểm của thoái hoá cột sống cổ. Nguyên nhân là do sự tổn thương ở các lỗ tiếp hợp khi xảy ra tình trạng thoái hoá. Một biến chứng nguy hiểm khác là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Biến chứng có thể gây liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật  (đại tiểu tiện không tự chủ).

2. Biến chứng thoái hoá cột sống thắt lưng

Ban đầu, bệnh gây đau nhức vùng lưng, thắt lưng liên tục và kéo dài. Ở giai đoạn tiếp theo, cơn đau lan sang các bộ phận kế cận gây hạn chế cử động. Sau cùng, bệnh có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm như:

- Tình trạng biến dạng cột sống: Do tác động của thoái hoá, cột sống mất đi đường cong tự nhiên, các đốt sống biến dạng. Điều này gây ra khó khăn trong quá trình vận động cũng như thẩm mỹ con người.

- Chèn ép tuỷ sống tại thắt lưng: Thường xảy ra khi bệnh đã đến giai đoạn mãn tính. Biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội tại vùng thắt lưng, ảnh hưởng đến hoạt động của chi dưới.

- Các rễ thần kinh bị chèn ép: Nguyên nhân là do đĩa đệm và xương tạo áp lực lớn lên các lỗ của rễ thần kinh. Giai đoạn này bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và di chuyển.

- Nguy cơ bại liệt: Thoái hoá cột sống thắt lưng khi biến chứng có khả năng khiến người bệnh mất khả năng hoạt động. Các tổn thương ở xương, dây thần kinh bị chèn ép gây mất chức năng là nguyên nhân chủ yếu.

- Gây ra các căn bệnh khác: Các bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thần kinh toạ đều có nguồn gốc từ thoái hoá.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng thoái hoá cột sống?

Phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh biến chứng. Đối với sức khoẻ xương khớp, đặc biệt là cột sống bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của thoái hoá.

- Vận động thường xuyên và vừa sức. Tập luyện các môn thể thao, bài tập nhẹ nhàng cho xương vùng cổ và thắt lưng.

- Chú ý chế độ ăn uống. Bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, magie và các vitamin. Tránh xa rượu, bia, chất kích thích.

- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau nhanh khi chưa được chỉ định của bác sĩ.

- Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn và phác đồ của bác sĩ trong quá trình điều trị.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến bệnh.

Hy vọng qua thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn chi tiết về biến chứng thoái hoá cột sống. Biến chứng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn đủ hiểu biết và quan tâm.


Tác giả: Thùy Dung