Làm thế nào để giúp bệnh nhân ung thư đẩy lùi cảm giác chán ăn?

Làm thế nào để giúp bệnh nhân ung thư đẩy lùi cảm giác chán ăn?
Điều trị ung thư thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt, chán ăn. Tình trạng này nếu không khắc phục có thể khiến thể trạng người bệnh suy kiệt nhanh chóng.

Nếu điều trị ung thư khiến bệnh nhân ung thư chán ăn, hãy thử những lời khuyên này để có được lượng calo và chất dinh dưỡng bạn cần.

Đa số bệnh nhân ung thư đều cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, tuy nhiên việc quan trọng là làm những cách giúp người bệnh duy trì lượng calo, protein, chất lỏng..để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

Việc lên một kế hoạch ăn uống sẽ giúp bạn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình điều trị. Trong một số trường hợp chẳng hạn như ung thư tiến triển, ăn uống có thể không ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh nhưng việc đảm bảo đủ dinh dưỡng vẫn rất cần thiết.

Đôi khi những người chăm sóc hoặc thành viên gia đình có thể vô tình gây thêm căng thẳng bằng cách ép người bệnh ăn một số loại thực phẩm. Trong trường hợp này, người nhà nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về việc xây dựng thực đơn khoa học và giúp bệnh nhân ăn ngon hơn.

1. Cải thiện các bữa ăn

- Bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều các bữa nhỏ. Không nên chia thành 3 bữa lớn như trước bởi việc chia nhỏ bữa ăn giúp người bệnh hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời làm giảm nhẹ cho hệ tiêu hóa.

- Xây dựng thời gian biểu trong ăn uống: Ăn theo kế hoạch đã đặt ra, không nên trông chờ vào cảm giác đói mới ăn.

- Ăn nhiều hơn khi bạn đói: Tận dụng những lúc có cảm giác đói và thèm ăn để ăn nhiều hơn.

- Nhiều bệnh nhân có cảm giác ngon miệng nhất là vào buổi sáng hoặc khi họ nghỉ ngơi.

- Không nên lạm dụng quá nhiều chất lỏng trong bữa ăn bởi chúng chỉ giúp no tạm thời, lượng calo rất ít.

- Tạo một bầu không khí ăn uống dễ chịu: như ăn cùng với bạn bè hoặc gia đình, ăn ở một địa điểm đẹp, có âm nhạc...

- Cải thiện hình thức món ăn bằng cách chọn thực phẩm nhiều màu sắc, trang trí đẹp mắt

- Tránh những mùi đặc biệt khó chịu sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của người bệnh, đôi khi còn khiến bệnh nhân ung thư bị buồn nôn.

2. Tăng cường các bữa ăn nhẹ

- Luôn mang theo một số đồ ăn nhẹ tiện dụng, để trong túi áo quần hoặc bất kỳ nơi nào trong nhà của bạn: các loại trái cây khô, hạt đậu, bơ đậu phộng, bánh quy giòn...

- Không nên lo lắng về một số món ăn nhẹ có chứa nhiều cholesterol. Việc cần làm lúc này là lấy lại cảm giác ngon miệng, thèm ăn cho người bệnh.

- Nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ

- Thử một số món ăn lạnh, mát, thanh nhiệt

- Có thể tập thể dục để cải thiện sự thèm ăn của bệnh

Hãy hỏi bác sĩ về việc bạn có thể tập những bài tập nào, tập như thế nào để đảm bảo an toàn.

3. Tăng lượng calo

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân ung thư cần lượng calo và protein lớn hơn bình thường. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn cải thiện lượng calo thu nạp vào cơ thể.

- Thêm bơ hoặc dầu vào thực phẩm

- Thêm các loại kem hoặc bột, cacao, socola vào các món ăn như bánh mì, bánh nướng, đồ uống...

- Có thể sử dụng một số loại trái cây đóng hộp sẽ nhiều calo hơn trái cây tươi hoặc nước trái cây đóng gói...

Hãy chắc chắn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn của mình.

4. Tăng protein

Khi cơ thể đang suy kiệt, bệnh nhân ung thư cần bổ sung một lượng lớn protein.

- Thêm thịt, thịt gia cầm, cá...vào các bữa ăn

Ví dụ: Chọn salad thịt, chẳng hạn như thịt gà, giăm bông hoặc cá ngừ.

Tự làm sữa giàu protein: Thêm 1/4 cốc sữa bột vào 1 cốc sữa nguyên chất, hoặc thêm 1 cốc sữa bột vào 1 lít sữa nguyên chất và uống mỗi ngày.

Thêm các loại phô mai, đậu, trứng, trứng cá, các loại hạt, bơ đậu phộng, sữa...vào các món ăn hàng ngày.

5. Chú ý bổ sung nước

Hãy cố gắng uống nhiều nước nhất có thể, cố gắng uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày.

Cố gắng chọn đồ uống có chứa calo. Nếu đồ uống ngọt quá ngọt, hãy thử nước có hương vị hoặc nước ép trái cây pha loãng với nước.

6. Cân nhắc vitamin tổng hợp

Nếu bệnh nhân chán ăn khiến việc ăn uống bị hạn chế, mọi biện pháp kích thích ăn ngon miệng đều không có kết quả thì người nhà có thể cân nhắc sử dụng vitamin tổng hợp để bổ sung cho người bệnh vitamin và khoáng chất cần thiết theo chỉ định của các bác sĩ.

Dịch https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/in-depth/cancer/art-20045046

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/


logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Phạm Thanh