Trong ca phẫu thuật cột sống, dưới tác dụng của các loại thuốc tê, thuốc gây mê được sử dụng để gây vô cảm cho bệnh nhân, bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác đau khi thực hiện phẫu thuật. Tình trạng này kéo dài cho đến sau khi ca phẫu thuật được hoàn thành.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện ca phẫu thuật cùng với sự giảm nồng độ các chất giảm đau trong cơ thể bệnh nhân theo thời gian, những cơn đau sau phẫu thuật sẽ bắt đầu xuất hiện.
Tình trạng đau đớn này sẽ tăng dần và đạt đỉnh điểm sau khoảng 24-48 giờ sau phẫu thuật là khoảng thời gian bệnh nhân cảm thấy đau nhất. Rồi sau đó, theo thời gian sự đau đớn của bệnh nhân sẽ giảm dần và rồi hết hẳn đau.
Đau sau mổ thoái hóa cột sống là đau liên tục do các tổn thương cơ quan trong ca phẫu thuật, đồng thời có cường độ dữ dội hơn rất nhiều so với các cơn đau do thoái hóa cột sống mà bệnh nhân thường phải chịu đựng trước khi phẫu thuật.
Do vậy, việc giảm đau cho bệnh nhân là điều vô cùng cần thiết sau khi thực hiện phẫu thuật thoái hóa cột sống.
Hiệu quả của việc điều trị phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống được quyết định không chỉ bởi các công tác chuẩn bị trước phẫu thuật, lúc thực hiện phẫu thuật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chăm sóc sau phẫu thuật cho bệnh nhân, đặc biệt là công tác giảm đau. Không thực hiện tốt công tác giảm đau sau phẫu thuật thoái hóa cột sống có khả năng gây nhiều hậu quả khác nhau:
- Không điều trị đau tốt sau phẫu thuật thoái hóa cột sống có thể khiến tình trạng đau của bệnh nhân chuyển từ cấp tính thành đau mãn tính.
- Sự suy giảm miễn dịch do tình trạng đau không giảm có thể khiến vết mổ lâu lành, khiến bệnh nhân chậm bình phục sau phẫu thuật và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Quá đau đớn trên bệnh nhân sau mổ thoái hóa cột sống có thể khiến bệnh nhân gặp một số các tình trạng như nhồi máu cơ tim,...
- Đau quá nhiều khiến bệnh nhân thoái hóa cột sống hạn chế vận động để giảm đau, tuy nhiên việc hạn chế vận động quá nhiều sẽ gây tăng khả năng mắc phải thuyên tắc do huyết khối ở bệnh nhân.
- Ngoài ra, không giảm đau tốt sau phẫu thuật còn làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của người bệnh, gây nên các tình trạng lo lắng, trầm cảm,...
Vận động, di chuyển bệnh nhân thật nhẹ nhàng
Thời gian bất động cần thiết của bệnh nhân thoái hóa cột sống là 24 giờ sau phẫu thuật, từ 24 giờ trở đi bệnh nhân có thể bắt đầu thực hiện một số động tác nhỏ, nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến vết mổ.
Tuy nhiên, quá trình vận động, di chuyển bệnh nhân, hoặc làm các chăm sóc cá nhân cho bệnh nhân thoái hóa cột sống sau phẫu thuật có thể gây nên tác động vào vết mổ gây nên đau đớn rất nhiều.
Do vậy, nhân viên y tế và người nhà chăm sóc và chính bản thân bệnh nhân cần thực hiện các động tác vận động, di chuyển hết sức nhẹ nhàng có thể sẽ giúp bệnh nhân ít phải chịu đau đớn hơn.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn
Sau phẫu thuật thoái hóa cột sống, thuốc giảm đau thường là chỉ định chính để giảm đau cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân sau mổ có tác dụng giảm các triệu chứng đau đớn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau hết khá nhanh khi qua thời gian tác dụng của thuốc.
Những loại thuốc giảm đau sau mổ sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thường được sử dụng hiện nay là Paracetamol, Nefopam và đôi khi có thể sử dụng Opioids.
Chườm nóng
Đối với các bệnh nhân đã ra viện và vết sẹo đã lành sau khi phẫu thuật thoái hóa cột sống, nếu còn gặp phải một số cơn đau nhẹ, bệnh nhân có thể dùng phương pháp chườm nóng để giảm đau cho bệnh nhân.
Có thể thấy giảm đau sau mổ thoái hóa cột sống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự bình phục của bệnh nhân. Do vậy, cả bệnh nhân và người nhà chăm sóc cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ để có thể giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân sau mổ.