Làm thế nào để đối phó với tiếng ngáy ngủ

Làm thế nào để đối phó với tiếng ngáy ngủ
Các nghiên cứu khác nhau cho kết quả có đến 44% nam giới và 28% nữ giới ở độ tuổi từ 30 đến 60 gặp vấn đề về ngáy khi ngủ. Tiếng ngáy ngủ tuy vô hại nhưng lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống.

Thực tế, tiếng ngáy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng và phiền nhiễu đến người ngủ chung giường. Muốn giảm bớt phiền toái khi ngáy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tình trạng ngáy ngủ tại nhà

1. Tránh uống rượu bia

Rượu bia là tác nhân gây ra tình trạng ngáy ở con người. Do đó, nên tránh uống rượu bia hoặc không uống rượu bia từ 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ.

Vì khi uống rượu bia sẽ làm suy giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi, điều này do rượu làm giãn các mô liên kết, nâng đỡ vùng này khiến lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở. Nên nếu muốn giảm tình trạng ngáy ngủ và khắc phục tình bạn cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia trước khi ngủ.

2. Nằm nghiêng giảm ngáy khi ngủ

Việc thay đổi tư thế bằng cách nằm nghiêng đầu hoặc kê cao đầu khi ngủ. Thay bằng tư thế nằm ngửa, lưỡi sẽ ngả xuống và làm lấp đường thở. Đây là nguyên nhân khiến việc thay đổi tư thế bằng cách nằm nghiêng khi ngủ sẽ giúp ích cho bạn khỏi ngáy.

Làm thế nào để đối phó với tiếng ngáy ngủ - Ảnh 2.

Việc thay đổi tư thế nằm sang nằm nghiêng cũng giúp giảm tình trạng ngáy khi ngủ - Ảnh Internet

Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng đầu cao hơn hoặc bằng cách sử dụng thêm một chiếc gối hoặc nâng đầu giường lên để làm giảm tình trạng ngáy khi ngủ.

3. Không nên sử dụng thuốc có tác dụng thư giãn cơ vào buổi tối

Những loại thuốc an thần là một số nhóm thuốc có tác dụng an thần như: alprazolam clonazepam, diazepam và lorazepam thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu.

Không chỉ vậy, các loại thuốc được kê theo toa cho chứng mất ngủ như estazolam hoặc temazepam đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy khi ngủ.

4. Ngáy khi ngủ do bị béo phì

Béo phì khiến các mô mỡ tích lũy hầu họng có thể thu hẹp khoảng không giữ vùng hầu họng và thanh quản, điều này sẽ gây ra tiếng ngáy.

5. Gặp các vấn đề về mũi họng

Các vấn đề về tắc nghẽn mũi họng như dị ứng, viêm mũi xoang, các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyn mũi cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở khiến ngủ ngáy.

Làm thế nào để đối phó với tiếng ngáy ngủ - Ảnh 3.

Khi gặp các vấn đề về tai mũi họng gây ra tiếng ngáy khi ngủ - Ảnh Internet

Kèm theo đó là các dị tật bẩm sinh ở vùng hầu họng như cuống lưỡi to, cuống họng dài, cổ họng hẹp cũng đều gây ra tình trạng ngáy khi ngủ.

6. Hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc là cũng là một thói quen gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và những người hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị ngáy hơn. Có nhiều trường hợp việc hút thuốc lá thụ động từ thành viên khác trong gia đình cũng làm tăng nguy cơ bị ngáy.

Hút thuốc lá nhiều khiến người hút thuốc dễ bị viêm họng và mô hầu họng dễ bị trùng hơn, điều này gây ra những ảnh hưởng đường hô hấp khi ngủ.

Nhưng nếu có thể thay đổi một vài thói quen, lối sống thì các biện pháp khắc phục tại nhà ở trên cũng chỉ giúp bạn có thể khắc phục được tình trạng ngáy đơn giản.

Nếu ngáy ngủ liên quan chặt chẽ đến vấn đề sức khỏe khác như: bệnh tim mạch, đột quỵ, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và có khả năng bị ngưng thở khi ngủ thì cần đến cơ sở y tế để kịp thời can thiệp.

Một số trường hợp ngáy quá lớn, âm thanh lớn thì cũng cần được bác sĩ kiểm tra và can thiệp y tế.


Tác giả: Nắng Mai