Làm thế nào để có thể phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Làm thế nào để có thể phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não?
Phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não là hoàn toàn có thể phục hồi được nếu luyện tập kiên trì với sự hỗ trợ tích cực của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, người thân, bạn bè.

Bên cạnh các di chứng về vận động, một tỷ lệ khá lớn có kèm theo rối loạn về ngôn ngữ (chiếm khoảng 40% số trường hợp). Dựa theo các vị trí tổn thương của não mà việc rối loạn ngôn ngữ cũng khác nhau:

1. Các thể rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở người bị đột quỵ

- Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì. Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. 

- Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế.

 - Thất ngôn dẫn truyền được cho là do tổn thương đường dẫn truyền thần kinh của kết nối giữa vùng ngôn ngữ vận động (vùng Broca) và cùng ngôn ngữ cảm giác (vùng Wernicke) liên quan tới chức năng lời nói. Bệnh nhân thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. 

- Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết. Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.

Vậy làm thế nào để có thể phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não?

2. Tập luyện để phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não

Để phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não, người bệnh cần:

- Nên tập nói ngay những từ và câu đơn giản phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: Uống nước, ăn cơm, ăn phở, rửa mặt, đi tiểu, có, không... Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như bàn, ghế, sách, quạt…và màu sắc các đồ vật đó.

- Khuyến khích tập nói tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng…

- Khuyến khích hát một số bài hát yêu thích, kể cả hát karaoke để phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não từ từ.

- Người thân có thể đưa ra một số từ để bệnh nhân tìm từ đối nghĩa. Ví dụ: nắng - mưa, lên - xuống, tiến - lùi, ngày - đêm...

- Mô tả một vật để người bệnh tìm tên phù hợp. Ví dụ: "Cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy" từ đó bệnh nhân có thể tìm được từ là "cái kéo"...

- Mô tả một số đồ vật và liệt kê theo danh mục: Ví dụ: kể tên một số loài trái cây, kể tên một số loài vật, một số loài hoa, ngày hôm qua ăn những món gì… khuyến khích bệnh nhân kể được càng nhiều càng tốt để tăng cường khả năng phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não cho bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần: Ví dụ: cam, bưởi - chôm chôm, sầu riêng - ăn trái cây tốt cho sức khỏe...

- Tập nói kiên trì hàng ngày sẽ nói được bình thường. Sau đó bệnh nhân có thể đọc báo, sách…

- Đưa cho bệnh nhân một bức ảnh hoặc tranh, bảo bệnh nhân mô tả đơn giản. Ví dụ như đưa bức ảnh con của bệnh nhân rồi định hướng mô tả như: đây là ai, mấy tuổi, con thứ mấy, học lớp mấy, học trường nào…

3. Một số điểm chú ý khi tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não

- Không tạo cho bệnh nhân có cảm giác mình là một đứa trẻ.

- Nên thay đổi cách tập và vị trí tập phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não để tránh sự nhàm chán.

- Không nên tập quá nhiều vào cùng một lúc mà chia ra nhiều lần trong ngày để tránh mệt mỏi, quá sức của bệnh nhân.

- Tập các bài tập phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỹ não từ dễ đến khó dần.

- Luôn luôn cổ vũ, động viên, khuyến khích bệnh nhân tập. Không được để bệnh nhân chán nản, thất vọng. 

- Tạo ra môi trường vui vẻ, có thể có nhiều thành viên tham gia tập phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ cho bệnh nhân.

- Khi tập cố gắng cho bệnh nhân nói to nhất có thể.

- Tập các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não càng sớm càng có lợi. Rối loạn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp là hoàn toàn có thể chữa trị.


Tác giả: HNL