Làm thế nào để biết liệu cơ thể có đang bị thừa vitamin D?

Làm thế nào để biết liệu cơ thể có đang bị thừa vitamin D?
Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D, vì vậy nhiều người uống bổ sung vitamin D. Sử dụng lâu dài các chất bổ sung này có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi, mặc dù tương đối hiếm. Vậy làm thế nào để biết liệu cơ thể có đang bị thừa vitamin D?

1. Nhu cầu vitamin D của cơ thể

Không có sự nhất trí nào về lượng vitamin D cần thiết cho sức khỏe. Nhu cầu hằng ngày của một người phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhiều người có đủ vitamin D từ phơi nắng, nhưng có người như thế là không đủ.

Tuy vậy, cũng không ít trường hợp bị thừa vitamin D do bổ sung thuốc. Những tác dụng phụ của việc bị thừa vitamin D chủ yếu là tăng canxi máu và tổn thương thận.

Mức độ vitamin D là đủ nếu có ít nhất 20 nanogram (ng) vitamin/ml máu. Nếu mức tăng trên 50 ng/ml, một người có thể bị tác dụng phụ bất lợi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng ngưỡng độc tính đối với vitamin D là khá cao, khoảng 200-240 ng/ml.

Một người có hàm lượng vitamin D trong phạm vi này thường tiêu thụ từ 10.000 đến 40.000 đơn vị quốc tế (IU) của vitamin D mỗi ngày.

2. Những dấu hiệu có thể gặp khi cơ thể bị thừa vitamin D

Một số dấu hiệu nghiêm trọng nhất liên quan đến việc tiếp xúc quá mức với vitamin D là: tăng canxi máu, tổn thương thận, nhịp tim bất thường, đau tim, xương giòn, đau xương, mất nước, viêm tụy, tổn thương phổi...

Mặc dù hầu hết mọi người đều bổ sung vitamin D mà không gặp vấn đề gì, nhưng một số người có thể bị thừa vitamin D quá nhiều. Đây được gọi là độc tính vitamin D. Khi đó, vitamin D có thể gây hại, thường xảy ra nếu bạn dùng 40.000 IU mỗi ngày trong vài tháng hoặc lâu hơn, hoặc dùng một liều rất lớn một lần.

Vitamin D tan trong chất béo, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn khó có thể loại bỏ nó nếu bạn dùng quá nhiều. Khi bạn dùng một lượng lớn vitamin D, gan của bạn sản xuất quá nhiều hóa chất gọi là 25 (OH) D.

Khi dùng liều cao D2 và D3 có thể gây độc. Các triệu chứng hay gặp khi bị thừa vitamin D là"

- Kém ăn.

- Buồn nôn.

- Nóng.

- Đi tiểu nhiều.

- Rối loạn tiêu hóa, có khi táo bón khi tiêu chảy.

- Trẻ em ngừng lớn.

- Người xanh xao, thỉnh thoảng co giật.

- Khó thở. 

- Trong nước tiểu nhiều canxi, photpho và các tế bào hình trụ.

Ngoài ra, các triệu chứng tăng canxi máu do cơ thể bị thừa vitamin D bao gồm:

- Cảm thấy ốm yếu,

- Chán ăn,

- Cảm thấy rất khát.

- Đi tiểu thường xuyên.

-  Đau bụng.

-  Yếu cơ hoặc đau đau xương.

-  Cảm thấy bối rối hoặc mệt mỏi.

3. Làm thế nào để biết cơ thể có bị thừa vitamin D quá nhiều?

Xét nghiệm máu để đo mức 25 (OH) D của bạn có thể cho biết liệu bạn có bị thừa vitamin D quá nhiều hay không. Nếu mức 25 (OH) D của bạn trên 150 ng/ml thì điều này được coi là có khả năng độc hại và có khả năng gây hại cho sức khỏe. 

Những điều nên làm khi nghi ngờ bị thừa vitamin D quá nhiều:

Hãy kiểm tra xem liệu bạn có gặp các dấu hiệu bị thừa vitamin D đã kể ở trên hay không? Nếu có, bạn có thể bị tăng canxi máu và cần chăm sóc y tế. Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, cũng chưa thể chắc chắn có bị thừa vitamin D hay không. Tuy nhiên, bạn nên làm xét nghiệm máu cho 25 (OH) D và đảm bảo rằng không có mức trên 150 ng/ml. 

Hãy cân nhắc giảm liều vitamin D của bạn để tránh những tác hại từ việc cơ thể bị thừa vitamin D nhằm ngăn ngừa tăng canxi máu và các bệnh về thận như suy thận.

Với trẻ em, nếu sử sụng liều lượng như sau có khả năng bị thừa vitamin D:

- Đối với trẻ em nặng từ 25 lbs trở xuống, sử dụng hơn 50.000 IU trong 24 giờ hoặc 2.000 IU / ngày trong hơn ba tháng là quá nhiều và có khả năng gây độc. 

- Đối với trẻ em nặng từ 25 đến 50 lbs, hơn 100.000 IU trong 24 giờ hoặc 4.000 IU / ngày trong hơn ba tháng là quá nhiều và có khả năng gây hại. 

- Đối với trẻ em nặng từ 50 đến 75 lbs, hơn 150.000 IU trong 24 giờ hoặc 6.000 IU / ngày trong hơn ba tháng có khả năng bị thừa vitamin D. 

- Đối với trẻ em nặng từ 75 lbs đến 100 lbs, hơn 200.000 IU trong 24 giờ hoặc 8.000 IU / ngày trong hơn ba tháng nên được kiểm tra để biết chắc chắn liệu có bị thừa vitamin D hay không.

Nguồn dịch: https://www.vitamindcouncil.org/about-vitamin-d/am-i-getting-too-much-vitamin-d/#.XZBNMSgzbIU


Tác giả: Anh Dũng