Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa thông quá các loại virus đường ruột. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, xuất hiện các nốt mụn nước, lở loét, ở niêm mạc miệng, lợi, má, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...
Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và tiêu hoá, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi, họng, nước bọt hoặc phân của bệnh nhân. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm tay chân miệng khi cầm, nắm, chạm vào các vật dụng, đồ chơi,... có chứa mầm bệnh.
Rửa tay đúng cách là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)
Bên cạnh các biện pháp như cách ly với người bệnh, không cho tay vào miệng,... thì rửa tay đúng cách vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh tay chân miệng cũng như các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Để phòng bệnh tay chân miệng, bảo vệ sức khỏe của bé, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện việc rửa tay đúng cách bằng xà phòng hằng ngày vào các thời điểm như trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng,...
Bàn tay sạch khuẩn giúp hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, việc rửa tay đúng cách để phòng bệnh tay chân miệng tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải trẻ nào cũng thực hiện chính xác. Theo các nhà khoa học, việc rửa tay đúng cách với 6 bước là phương pháp hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại, có khả năng loại bỏ tới 99% vi khuẩn gây bệnh.
Theo các chuyên gia, đối với những vết bẩn có thể nhìn thấy được thì chỉ cần sử dụng xà phòng thông thường để rửa sạch là đủ. Tuy nhiên, nếu có tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh thì nên sử dụng nước rửa tay chứa cồn hoặc xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh.
Dưới đây là 6 bước để rửa tay đúng cách, phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả:
- Bước 1: Làm ướt hai tay, lấy một lượng nước rửa tay vừa đủ hoặc chà xát cục xà phòng diệt khuẩn để tạo bọt.
- Bước 2: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau như thông thường, kết hợp đan chéo các ngón để làm sạch kẽ ngón tay.
- Bước 3: Dùng bàn tay phải để làm sạch mu bàn tay trái, đan các ngón tay để đảm bảo kẽ tay cũng được làm sạch. Đổi bên, thao tác tương tự với tay còn lại.
Quy trình rửa tay 6 bước (Ảnh: Internet)
- Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau, xoay cổ tay nửa vòng để làm sạch sâu kẽ ngón tay.
- Bước 5: Sử dụng bàn tay trái nắm chặt ngón tay cái của bàn tay phải, xoay cổ tay theo chuyển động tròn để chà rửa kỹ ngón tay. Đổi bên, thao tác tương tự với tay còn lại.
- Bước 6: Chụm các đầu ngón tay, đặt vào lòng bàn tay còn lại và xoay cổ tay theo chuyển động tròn để làm sạch các đầu ngón tay. Đổi bên, thao tác tương tự với tay còn lại. Cuối cùng, rửa sạch xà phòng dưới vòi nước và làm khô tay hoàn toàn bằng khăn sạch hoặc máy sấy.
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ 6 bước trên để rửa tay đúng cách cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Thời gian rửa tay: Theo ước tính của các nhà khoa học, để rửa tay đúng cách và loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh, mỗi người cần ít nhất 42,5 giây/lần rửa tay. Như vậy, nếu trẻ nhỏ quá vội vàng, dẫn tới việc rửa tay không đủ thời gian thì không thể làm sạch toàn bộ các loại vi khuẩn gây bệnh.
Nên lựa chọn loại xà phòng hoặc dung dịch rửa tay diệt khuẩn để bảo vệ sức khoẻ (Ảnh: Internet)
- Lựa chọn xà phòng rửa tay: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có khả năng loại bỏ các vết bẩn hữu hình trên tay. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có khả năng diệt khuẩn. Do đó, khi lựa chọn xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, cần cân nhắc loại có khả năng loại bỏ vi khuẩn. Không nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm thông thường thay thế cho xà phòng diệt khuẩn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các bệnh truyền nhiễm có điều kiện lây lan rộng và bùng phát thành dịch lớn là do việc rửa tay đúng cách chưa được thực hiện rộng khắp. Vì vây, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy luôn giữ một bàn tay sạch khuẩn.