Làm sao để giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm?

Làm sao để giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm?
Gây nôn ngay khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm là điều cần thiết để tống hết thức ăn nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Nhưng buồn nôn và nôn sau đó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, cơ thể mất nước, lâu hồi phục. Do vậy giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm là vô cùng quan trọng trong chăm sóc người bệnh.

1. Nguyên tắc để giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

- Chỉ ăn thức ăn mềm và lỏng, dễ tiêu hóa để giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm. Tránh thức ăn đặc cho đến khi dạ dày ổn định trở lại. Thời gian đầu cũng nên hạn chế các thực phẩm quá giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả có vỏ. Bởi chúng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.

- Ăn đồ ăn thanh đạm, nhạt, ít gia vị. Những thực phẩm này giúp xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn.

- Bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục là điều nên làm. Nhưng khi dạ dày vẫn còn yếu thì bạn không nên ép bản thân ăn vội hoặc ăn quá nhiều. Khi bị đầy bụng, khó tiêu hóa, phản xạ tự nhiên của cơ thể là kích thích nôn thức ăn ra ngoài.

Khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tham khảo thêm Hướng dẫn gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm để nhanh chóng loại bỏ thực phẩm gây ngộ độc ra khỏi cơ thể.

- Không ăn thức ăn chiên rán, nhiều giàu mỡ. Tránh xa thức ăn cay hoặc quá ngọt.

 giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm

Ăn uống đúng cách là điểm then chốt trong việc giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh Internet)

- Khi dạ dày đã ổn định mà vẫn thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Bạn có thể thử các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh quy giòn, bánh mì. Chúng sẽ giúp hấp thụ 1 phần dịch axit trong dạ dày. Giúp dạ dày dễ chịu hơn và giảm cảm giác buồn nôn.

- Uống nhấm nháp từng ngụm nhỏ nước có thể giúp đẩy lùi các cơn nôn và buồn nôn.

- Nhấm nháp đồ ăn vặt lành mạnh cũng có tác dụng giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm rất tốt.

- Trong trường hợp buồn nôn và nôn nghiêm trọng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm. Tránh tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi tác dụng phụ của thuốc có thể làm dạ dày bạn khó chịu hơn, làm triệu chứng tiêu chảy nặng hơn.

2. Một số mẹo tự nhiên giúp giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

- Bấm huyệt:

Bấm huyệt là phương pháp y học cổ truyền, dùng áp lực để kích thích các điểm nhất định trên cơ thể để làm giảm các triệu chứng. Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngửa 1 lòng bàn tay lên. Đặt ngón tay cái của tay còn lại vào giữa cổ tay và ấn nhẹ. Xoa điểm này theo chuyển động tròn trong vòng hai đến ba phút. Lặp lại trên cổ tay còn lại.

 giảm buồn nôn khi bị ngộc độc thực phẩm

Bấm huyệt giúp giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh Internet).

- Uống trà gừng:

Chỉ cần cho một vài lát gừng vào cốc nước nóng. Đợi nguội rồi thưởng thức. Gừng sẽ giúp làm ấm và ổn định lại dạ dày, đẩy lùi tình trạng nôn nao khó chịu. Nhớ uống từ từ, nhấm nháp chút một. Uống quá nhiều khi bụng khó chịu có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Ăn một miếng gừng tươi nhỏ hoặc ăn kẹo gừng cũng cho tác dụng tương tự. Nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn sử dụng trà gừng. Bởi nó không chỉ giúp giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm. Mà còn giúp bù nước, phòng tránh tình trạng cơ thể mất nước thường gặp ở những người bị ngộ độc thực phẩm.

Trà gừng ngoài tác dụng giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm thì còn rất nhiều lợi ích khác. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Lợi ích của trà gừng mật ong trong đẩy lùi bệnh tật.

- Liệu pháp hương thơm:

Hương thơm có thể "đánh lừa" não bộ. Khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tạm thời quên đi các cơn buồn nôn. Để thực hành trị liệu bằng hương thơm, hãy thử hít thở sâu với một chai tinh dầu đã mở hoặc nhỏ vài giọt vào miếng bông gòn. Bạn cũng có thể thêm tinh dầu vào máy xông trong phòng. Các mùi hương có thể làm giảm buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm là:

- Chanh.

- Bạc hà.

- Oải hương.

- Hoa cúc.

- Hoa hồng.

- Đinh hương.

Nếu bạn không có tinh dầu chanh, hãy thử cắt một quả chanh tươi và hít hà hương thơm của nó. Vô cùng hiệu quả và an toàn.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/first-aid/food-poisoning-treatment


Tác giả: Mai Nhung