Làm gì khi gặp hỏa hoạn? Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Làm gì khi gặp hỏa hoạn? Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Những đám cháy xảy ra gần đây không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn thiệt hại về tính mạng. Vì vậy, mọi người cần có các kỹ năng và cần biết nên làm gì khi gặp hỏa hoạn để kịp thời ứng phó.

Đám cháy lan nhanh, người gặp hỏa hoạn cần làm gì để có thể bảo vệ bản thân và người xung quanh. Làm gì khi gặp hỏa hoạn, một vài kỹ năng thoát hiểm dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Làm gì khi gặp hỏa hoạn?

Xử lý khi gặp hỏa hoạn một cách đơn giản, an toàn mà mọi người cần biết nhằm đem lại hiệu quả giúp hạn chế tối đa các thiệt hại về tài sản và giúp bạn bảo toàn tính mạng bản thân cũng như tác thành viên khác trong gia đình.

Để xử lý khi gặp hỏa hoạn hiệu quả nhất, bạn cần:

- Bình tĩnh để xử lý khi gặp nạn hỏa hoạn.

- Ngay khi phát hiện hỏa hoạn, cần tìm nguồn phát ra đám cháy, định hình việc cần làm để xử lý đám cháy nhanh nhất.

- Đưa ra các cảnh báo sớm nhất cho mọi người xung quanh về đám cháy đang xảy ra. Bất kể nguồn cháy xuất phát từ đâu, to hay nhỏ đều cần cảnh báo cho mọi người xung quanh về đám cháy bằng cách:

+ Sử dụng thiết bị báo cháy khẩn cấp.

+ Hô hoán mọi người xung quanh.

+ Sử dụng loa phát thanh hoặc loa tòa nhà.

Làm gì khi gặp hỏa hoạn? Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn - Ảnh 2.

Bình tĩnh để xử lý khi gặp nạn hỏa hoạn xảy ra - Ảnh Internet

2. Cô lập vùng cháy

Cô lập vùng cháy ngay khi có thể được biết là một trong những cách đem lại hiệu quả an toàn và đơn giản khi vùng cháy được cô lập và giới hạn giúp việc chữa cháy diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Không những thế, đây còn là biện pháp giảm tối đa các thiệt hại do đám cháy gây nên.

Cô lập vùng cháy bằng cách:

- Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat. Biện pháp này giúp ngăn chặn đám cháy bùng lớn tới khu vực xung quanh.

- Nhanh chóng liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy 141 qua điện thoại, cung cấp địa chỉ cũng như tình hình đám cháy diễn ra chính xác.

- Lập tức sơ tán mọi người trong vùng cháy.

- Có thể thử các biện pháp chữa cháy khi đám cháy chưa lan rộng bằng bình chữa cháy mini trang bị tại nhà, các loại mền sản xuất có công dụng ngăn lửa,...

- Di chuyển các vật dụng có thể bắt lửa ra xa đám cháy.

3. Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Khi có đám cháy xảy ra, mọi người cần bình tĩnh, vận dụng đúng các kỹ năng thoát hiểm này để bảo vệ sức khỏe và tính mạng:

- Định hướng rõ ràng cửa chính, cửa phụ của nhà hoặc tòa nhà đang sống. Ngay khi lửa bùng cháy dữ dội, chặn đường ra cửa chính không hốt hoảng, tìm cửa phụ để thoát ra ngoài.

- Nhanh chóng tạo lối thoát hiểm an toàn, tuyệt đối không cố ôm của cải, giấy tờ hay điện thoại hoặc gọi điện thoại báo cháy vì đám cháy diễn ra rất nhanh, cần nhanh chóng thoát ra ngoài.

- Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thành viên trong gia đình, người giúp việc.

Làm gì khi gặp hỏa hoạn? Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn - Ảnh 3.

Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn

- Nếu ở nhà đất, từ 2 tầng trở lên, nên mua thang có thể vác hoặc di chuyển được để sử dụng khi gặp sự cố và bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ mà không sợ bị ngã. Để thang tại vị trí dễ tìm, mọi thành viên trong gia đình đều cần biết vị trí này.

- Khi sống trong chung cư hoặc tòa nhà cao tầng, tuyệt đối không di chuyển xuống đất bằng thang máy.

- Xác định điểm tập trung, nơi an toàn bên ngoài tòa nhà và kiểm tra lại các thành viên trong gia đình xem đã thoát ra ngoài hết chưa.

- Phòng cháy cần biết, không chỉ lửa mà khói và hơi độc cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Do đó, tránh khói cần bò ra ngoài, vì khói lơ lửng ở trên cao. Nếu có em bé, cần ẵm em bé sát bụng.

- Nếu tóc hoặc quần áo bị bén lửa, cần nhanh chóng nằm xuống, lăn người qua lại, hướng dẫn trẻ nhỏ kỹ thuật này để quần áo và tóc được dập lửa kịp thời.

- Kiểm tra cánh cửa có quá nóng không trước khi mở cửa chính. Nếu lửa bùng lên dữ dội, cần thoát ra bằng đường khác như cửa phụ hoặc cửa sổ.

- Hướng dẫn con cách trú ẩn khi bị kẹt lại trong phòng bằng cách chui xuống gầm giường, nằm sát xuống sàn nhà.

- Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn.

Đọc thêm bài viết: Khói nhang độc như khói thuốc lá: Những tác hại khi đốt nhang quá nhiều.

4. Xử lý khi gặp hỏa hoạn

Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, một vài lưu ý khi hỏa hoạn xảy ra cần lưu ý như sau:

- Tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu.

- Thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.

- Thông báo cho người xung quanh càng sớm càng tốt.

- Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có đám cháy xảy ra.

Làm gì khi gặp hỏa hoạn? Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn - Ảnh 4.

Phòng cháy luôn hiệu quả hơn việc chữa cháy, do đó cần phòng cháy để bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình - Ảnh Internet

5. Hạn chế nguy cơ cháy nổ bằng cách nào?

Những biện pháp xử lý hỏa hoạn ở trên đem lại hiệu quả hữu ích trong việc giúp bạn hạn chế thiệt hại do đám cháy gây ra.

Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là phòng cháy thay vì chưa cháy. Biện pháp đem lại hiệu quả hạn chế nguy cơ cháy nổ nhất là:

- Chủ động tắt, rút hết các phích cắm và thiết bị điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng.

- Bố chí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng an toàn với các chất dễ cháy cần để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Sử dụng bếp gas, bình hơi, đồ dùng điện tử khác cần tuân thủ thực hiện theo quy trình.

- Không tàng trữ, vận chuyển và mua bán các chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy cấp phép.

- Khi có sự cố nhanh chóng gọi điện cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Hi vọng những thông tin trên đem lại hữu ích giúp bạn và gia đình phòng ngừa cũng như có biện pháp thoát hiểm kịp thời để bảo vệ tính mạng bản thân và các thành viên trong gia đình cũng như người xung quanh khi có hỏa hoạn xảy ra.


Tác giả: Nắng Mai