1. Làm gì khi đẻ rơi?
Đẻ rơi là trường hợp thường xảy ra khi người mẹ không biết ngày sinh dự kiến hoặc không được tính toán chính xác hay do sinh non. Đẻ rơi có thể xảy ra ở bất cứ đâu ngoài bệnh viện: nơi làm việc, nhà vệ sinh, trên các phương tiện giao thông hoặc thậm chí trên đường đến bệnh viện,...
Vậy cần làm gì khi đẻ rơi?
Làm gì khi đẻ rơi? (Ảnh: Internet)
Do đẻ rơi xảy ra hoàn toàn bất ngờ, nên có thể gây lúng túng cho sản phụ và những người xung quanh, không biết phải làm gì khi đẻ rơi, đồng thời cũng không có dụng cụ để xử lí. Việc xử lí các trường hợp đẻ rơi cần được thực hiện ngay lập tức và đảm bảo một số yêu cầu cơ bản.
Đầu tiên, phải nhanh chóng đưa thai nhi ra khỏi các vật cản như áo quần. Sau đó, nên tìm, chuẩn bị kịp túi đỡ đẻ vô trùng và sử dụng các vật dụng cần thiết đã được trang bị trong đó. Nếu không thể tìm được túi đỡ đẻ, các vật dụng khác trước khi sử dụng cần được đảm bảo hoàn toàn vô trùng.
Tiếp theo, tìm các tấm trải hoặc miếng ni-lon khổ lớn, đặt sản phụ và trẻ sơ sinh nằm tại đó. Ngay lập tức ủ ấm trẻ bằng các vật dụng như khăn áo, đặc biệt là các vật có hơi ấm của người mẹ.
Nhanh chóng ủ ấm trẻ bị đẻ rơi (Ảnh: Internet)
Sau đó, sử dụng chỉ sạch buộc dây rốn cho trẻ, càng xa phần da bụng của trẻ càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý cắt dây rốn. Nếu không có chỉ, có thể tìm bất cứ loại dây nào có thể tìm thấy như dây rút, vạt áo,... Lúc này, nên chuyển bé và mẹ về nằm sát nhau để tránh trẻ bị nhiễm lạnh trong lúc chờ xe cứu thương hoặc trên đường tới bệnh viện.
Các thủ thuật y khoa sẽ được thực hiện tại cơ sở y tể (Ảnh: Internet)
Tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, cả mẹ và bé sẽ được thực hiện các thủ thuật y khoa nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai. Tại đây, người mẹ sẽ được chăm sóc y tế và thực hiện lấy bánh nhau ra, còn trẻ sẽ được buộc lại dây rốn và tiêm phòng uốn ván.
2. Dự đoán ngày sinh tránh đẻ rơi bất ngờ
Ngày sinh của thai phụ thường được xác định sau 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Người mẹ có thể tự tính được ngày sinh dự kiến bằng cách cộng thêm 7 ngày từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối và cộng thêm 9 tháng từ tháng có chu kỳ kinh nguyệt cuối (Ví dụ: ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng là 12/6/2018 thì ngày sinh dự kiến sẽ là 19/3/2019). Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và ngày sinh dự kiến phải được đổi ra ngày dương để đảm bảo tính chính xác
Cần dự đoán ngày sinh để tránh trường hợp đẻ rơi (Ảnh: Internet)
Nếu không thể tự tính toán, thai phụ có thể tới các cơ sở y tế để sử dụng bảng quay. Trong trường hợp không nhớ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, phương pháp siêu âm có thể tính toán được tuần tuổi của thai nhi. Đối với các trường hợp thụ tinh nhân tạo bằng ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng được tính trước ngày thực hiện thủ thuật 14 ngày.
Tuy nhiên, việc dự đoán ngày sinh chỉ chính xác ở mức tương đối do không thể tính đến các nguyên nhân bên ngoài. Do đó, trước ngày sinh dự kiến từ 1-2 tháng, người mẹ luôn nên ở trong tư thế chủ động, chuẩn bị đầy đủ về tâm lí và các đồ dùng thiết yếu để tránh bị bối rối nếu xảy ra trường hợp đẻ rơi.