Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là 'chiến lược' đối phó bạn cần biết

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là 'chiến lược' đối phó bạn cần biết
Tăng đường huyết gây ảnh hưởng đến những người bị bệnh tiểu đường. Khi gặp các triệu chứng tăng đường huyết, không phải ai cũng biết cách xử lý và đối phó với tình trạng này. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị tăng đường huyết?

1. Tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là tình trạng có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết lúc đói đo được lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là có tăng đường huyết. Còn nếu đường huyết thử vào bất cứ lúc nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là chiến lược đối phó bạn cần biết - Ảnh 1.

Tăng đường huyết phản ánh sự dư thừa glucose trong máu (Ảnh: Internet)

2. Triệu chứng tăng đường huyết

Việc điều trị tăng đường huyết là rất quan trọng, bởi nếu không được điều trị, bệnh tăng đường huyết có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc khẩn cấp, chẳng hạn như tình trạng hôn mê, tiểu đường...

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng đường huyết là:

- Hay khát nước 

- Nhức đầu, khó tập trung 

- Mắt nhìn mờ 

- Đi tiểu nhiều, lượng đường trong nước tiểu cao 

- Mệt mỏi (yếu cơ, cảm giác mệt mỏi) 

- Sụt cân 

- Lượng đường trong máu cao (hơn 180 mg/dl)  

3. Làm gì khi bị tăng đường huyết và lời khuyên của bác sĩ

Nếu bạn bị tiểu đường và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sớm về lượng đường trong máu cao, bạn nên thực hiện những điều sau đây.

3.1. Kiểm tra lượng đường huyết

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào về lượng đường trong máu tăng cao, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ để xin tư vấn.

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là chiến lược đối phó bạn cần biết - Ảnh 2.

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Trước tiên hãy kiểm tra lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

3.2. Uống nhiều nước hơn

Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu và giúp bạn tránh bị mất nước. Chính vì vậy hãy uống nhiều nước hơn khi bị tăng đường huyết.

3.3. Tập thể dục

Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị trước về các bài tập thể dục phù hợp với bạn.

Cảnh báo:

- Nếu đang bị tiểu đường tuýp 1 và có lượng đường trong máu cao (khoảng hơn 250 mg/dL), bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu. Khi bạn có vấn đề về xeton, bạn không được tập thể dục.

- Nếu đang bị tiểu đường tuýp 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không có xeton trong nước tiểu và nên uống nước đầy đủ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ đồng ý cho bạn thực hiện các bài tập, miễn là chúng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn.3.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Khi bị tăng đường huyết bạn có thể sẽ cần phải gặp chuyên gia dinh dưỡng để tìm biện pháp thay đổi, điều chỉnh cân đối số lượng và các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày.

3.4. Thay đổi toa thuốc

Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là chiến lược đối phó bạn cần biết - Ảnh 3.

Không tự ý thay đổi toa thuốc bệnh tiểu đường bác sĩ kê (Ảnh: Internet)

3.5. Tìm sự hỗ trợ y tế

Bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu:

- Bạn đang bị bệnh và không thể nuốt bất kì thực phẩm hoặc uống bất kì thức uống gì

- Lượng đường huyết liên tục trên 240 mg/dl (13 mmol/l) và có xeton trong nước tiểu

- Tiêu chảy liên tục hoặc nôn mửa, nhưng vẫn có thể ăn một số loại thức ăn hoặc thức uống

- Sốt kéo dài hơn 24 giờ 

- Lượng đường huyết cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn có uống thuốc kiểm soát đái tháo đường

- Bạn gặp khó khăn trong kiểm soát lượng đường huyết ở mức độ mong muốn

Làm gì khi bị tăng đường huyết? Đây chính là chiến lược đối phó bạn cần biết - Ảnh 4.

Đến bệnh viện ngay khi bạn đang gặp vấn đề khác về sức khỏe và lượng đường huyết cao hơn 240 mg/dl (Ảnh: Internet)

4. Biện pháp phòng tránh tăng đường huyết

- Tuân thủ bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường: Nếu bạn dùng chất insulin hoặc thuốc kiểm soát tiểu đường, điều quan trọng là phải thống nhất về số lượng và thời gian của các bữa ăn, đồ ăn nhẹ của bạn. Các thực phẩm bạn ăn phải cân đối với lượng insulin được bổ sung vào cơ thể.

- Theo dõi lượng đường trong máu: Tùy theo kế hoạch điều trị, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu một vài lần trong một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Kiểm tra thường xuyên là cách duy nhất để đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn  ở mức phù hợp. Cần thận trọng ngay khi lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức cho phép.

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều chỉnh thuốc uống nếu bạn có sự thay đổi về các hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, loại thuốc cũng như thời gian hoạt động.  

Tác giả: Diệu Anh