Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Chỉ trong vòng vài phút sau tai biến, các tế bào não bắt đầu chết.
Tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu lưu thông máu và phần bị ảnh hưởng mà biến chứng của cơn tai biến có thể khác nhau:
Tê liệt hoặc mất chuyển động cơ bắp.
Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, làm cho nói chuyện, nuốt hoặc ăn khó khăn.
Mất trí nhớ hoặc gặp rắc rối với sự hiểu biết. Phổ biến ở những người đã trải nghiệm đột qụy.
Một số người bị đột quỵ có thể có đau, tê hay những cảm giác khác lạ trong các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ.
Ở người tăng huyết áp, nguy cơ tai biến tăng lên gấp 4 lần so với người bình thường. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra dẫn đến xuất huyết não.
Khi huyết áp tăng cao lâu ngày, cục máu đông hình thành sẽ gây bít tắc mạch máu dẫn tới các cơ quan trong cơ thể, gây ra những tai biến vô cùng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Huyết áp quá cao có thể dẫn tới tai biến (Nguồn: Internet)
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não. Vì vậy cách duy nhất để phòng tránh tai biến là kiểm soát tốt mức độ huyết áp của cơ thể. Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và phải dựa trên cơ sở sự kết hợp giữa nhiều chế độ: giảm cân, ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Để điều trị thành công, người bệnh còn cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân để từng bước hạ huyết áp. Có thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể người bệnh kiểm soát huyết áp tốt.
Nếu người bệnh bị thừa cân thì cần phải giảm cân và duy trì trọng lượng thích hợp. Tạo thói quen vận động thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, làm vườn… sẽ giúp máu lưu thông ổn định, tránh hình thành các cục máu đông, tránh xơ vữa thành mạch. Đối với những người bệnh mà áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí nhưng không đủ để làm giảm huyết áp thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp có thể gây ra các tác dụng phụ, do đó người bệnh phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp, tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bị tăng huyết áp không được hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, nên tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều.
Nói không với chất kích thích (nguồn: Internet)
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố gây nên bệnh tai biến mạch máu não. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó việc điều trị triệt để bệnh tăng huyết áp để phòng ngừa tai biến mạch máu não và tránh các tổn thương đáng tiếc xảy ra với sức khỏe con người.
Tổng hợp