Làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào cần phải tới bệnh viện?

Làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào cần phải tới bệnh viện?
Ngày 5/11 tại Bệnh viện Hữu Nghị tiếp nhận một ca hóc xương cá trong tình trạng khó thở và vùng cổ bị sưng đau. Sau chẩn đoán các bác sĩ kết luận bệnh nhân đã bị tổn thương thực quản cần phẫu thuật. Vậy làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào có thể tự giải quyết tại nhà? Khi nào cần tới bệnh viện?

Vấn đề bị hóc xương cá hay xương động vật trong khi ăn thường được xử trí tại nhà do chủ quan. Đôi khi có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như trường hợp cụ bà 60 tuổi dưới đây. Vậy làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào cần nhập viện ngay?

1. Bệnh nhân bị hóc xương cá gây tổn thương thực quản, có mủ

Vừa qua, ngày 5/11 bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tiếp nhận một ca bệnh hóc xương cá đã xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, người bệnh bị khó thở nhẹ với vùng cổ bị sưng đau. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân này đã được làm nội soi thực quản ở bệnh viện tỉnh, có phát hiện tổn thương thực quản và đã được rút xương cá ra.

Lúc này bệnh nhân vẫn có biểu hiện sốt kèm theo khó thở, cường độ cơn đau không giảm, vùng cổ vẫn bị sưng. Chụp cắt lớp cho kết quả xuất hiện ổ áp-xe kích thước khá lớn nằm ở xung quanh thực quản. Vì thế bệnh viện tỉnh đã chuyển ca bệnh này lên bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Theo bác sĩ tại đây cho biết, ổ áp-xe này lan từ phần ngang của cột sống cổ xuống phía cột sống lưng nên cần phải nội soi cấp cứu ngay trong phòng phẫu thuật.

"Mặc dù không thấy tổn thương thực quản tuy nhiên có hình khối áp xe lớn phía sau đè đẩy, kết hợp tiền sử hóc xương đã được các đồng nghiệp tuyến dưới khẳng định qua soi, các bác sĩ chẩn đoán đây là ca áp xe trung thất do hóc xương cá thủng thực quản. Đây là bệnh lý hết sức nguy hiểm, nguy cơ biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng cần phải xử lý sớm"- PGS. Chính cho hay. (Theo SKĐS).

Vậy cần làm gì khi bị hóc xương cá? Thực tế làm gì khi bị hóc xương cá thường được xử trí tại nhà, bằng một số mẹo dân gian. Có một số mẹo có thể khiến xương tiêu dần hoặc trôi xuống, tuy vậy có những trường hợp không thể tự mình xử trí mà cần phải tới cơ sở y tế. Vậy làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào có thể chữa tại nhà và khi nào cần tới bệnh viện?

2. Làm gì khi bị hóc xương cá?

Theo nghiên cứu có khoảng 99% người bị hóc xương cá có thể tự tiêu hay tự đào thải ra bên ngoài cơ thể bằng đường đại tiện. Tuy nhiên một khi đã hóc xương cá thì quá trình di chuyển của miếng xương thực sự rất khó dự đoán. Vậy cần phải làm gì khi bị hóc xương cá?

Khi bị hóc xương cá bạn sẽ có những biểu hiện sau đây:

- Ngứa và gợn ở bên trong cổ họng

- Họng có cảm giác đau nhói

- Có thể sẽ bị ho liên tục

- Khó khăn khi nuốt

- Có thể ho ra máu.

Việc đầu tiên cần làm gì khi bị hóc xương cá chính là bình tĩnh. Hãy thử ước chừng xem miếng xương cá mà bạn hóc có kích thước như thế nào. Sau đó nhẹ nhàng há miệng và soi đèn pin vào cổ họng để kiểm tra tình trạng hóc. Nếu như miếng xương có kích thước lớn, vị trí sâu thì hãy nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới bệnh viện.

Còn lại đa phần làm gì khi bị hóc xương cá thì mọi người sẽ thử trước một số mẹo để xem cảm giác khó chịu ở cổ họng có bớt không.

3. Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Một số mẹo làm gì khi bị hóc xương cá mà bạn có thể tham khảo:

- Nuốt 1 miếng vỏ cưm: khi bị hóc xương cá bạn có thể dùng một miếng vỏ cam kích thước vừa phải, ngậm nó trong miệng khoảng một lúc rồi nuốt xuống. Khi đó xương cá có thể sẽ bị mềm ra rồi tan cùng với nước bọt.

- Ngậm vitamin C: một viên vitamin C cũng có tác dụng tương tự như vỏ cam, giúp cho xương cá mềm ra và trôi dần xuống dạ dày, không tạo cảm giác đau, vướng cho họng.

- Ngậm một miếng canh: axit của chanh có thể làm tan xương cá vào trong nước bọt.

- Ăn một miếng chuối nhưng không nhai, ngậm miếng chuối trong miệng của bạn khoảng 2 phút rồi nuốt. Sau khi nuốt chuối hãy uống một cốc nước để xương trôi xuống khỏi cổ họng.

- Một miếng bánh mì: bạn cũng ngậm một miếng bánh mì trong miệng khoảng 2 phút nếu như không có chuối rồi nuốt + uống nước để miếng xương cá trôi xuống.

Điều quan trọng làm gì khi bị hóc xương cá là phải thật bình tĩnh để xử lý và ứng cứu với những trường hợp xương di chuyển bất ngờ.

4. Khi nào cần tới bệnh viện?

Vậy khi nào hóc xương cá cần phải tới bệnh viện?

Có một số trường hợp xương cá bị mắc kẹt không thể trôi xuống, lúc đó bạn nên ngay lập tức dừng lại những hoạt động đang ăn uống vì điều này có thể làm cho miếng xương cá đâm sâu hơn vào cổ họng của bạn - và có thể gây ra tổn thương thực quản, tạo ổ áp-xe hoặc thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Một vài dấu hiệu nguy hiểm mà bạn cần phải lưu ý:

- Miếng xương không biến mất trong vài ngày

- Cơn đau, vướng trở nên nghiêm trọng hơn

- Ngực có biểu hiện đau

- Bầm tím vùng cổ

- Cổ bị sưng buốt

- Bị chảy nước dãi

- Khả năng ăn uống giảm sút, vướng víu trong cổ.


Tác giả: Kim Phụng