Làm gì khi bị bệnh cảm cúm?

Làm gì khi bị bệnh cảm cúm?
Nếu có dấu hiệu mắc bệnh cảm cúm, dù là người lớn, trẻ em hay người cao tuổi chỉ cần thực hiện ngay những phương pháp sau đây là đã có thể loại bỏ cảm cúm mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh.

1. Bệnh cảm cúm là gì? Triệu chứng bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các loại vi khuẩn gây nên. Bệnh bắt đầu khá đột ngột và thường kéo dài từ một đến hai tuần, tuy nhiên với trẻ em hoặc người lớn tuổi hay những người có hệ miễn dịch yếu thì bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Làm gì khi bị bệnh cảm cúm? - Ảnh 1.

Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (Ảnh internet)

Triệu chứng của bệnh cảm cúm thường là đau nhức các khớp, cơ và cùng quanh mắt, cơ thể mệt mỏi, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, đau họng, sổ mũi,...

Bệnh cảm cúm không nguy hiểm nhưng nếu lâu không khỏi thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể.

2. Bị bệnh cảm cúm nên làm gì?

Nếu bị bệnh cảm cúm tốt nhất nên nghỉ ngơi, không nên gắng gượng làm việc hay vận động quá sức để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Với những người đang bị bệnh nên kiêng dùng các chế phẩm được làm từ sữa giàu chất béo như bơ hay pho mát. Bởi vì khi bị bệnh chức năng hệ tiêu hóa sẽ bị suy giảm, nếu bạn ăn những thức ăn này sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn có thể có thể uống sữa bò hoặc ăn sữa chua để bổ sung protein.

Hãy cung cấp nước cho cơ thể bằng việc uống nước lọc, các loại nước hoa quả hay cháo, súp để bổ sung chất dinh dưỡng.

Làm gì khi bị bệnh cảm cúm? - Ảnh 2.

Bị cảm cúm nên uống nhiều nước (Ảnh internet)

Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau, củ quả, lúa mì, quả óc chó,... Đặc biệt hãy bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi trong mỗi bữa ăn.

Bị cảm cúm hệ miễn dịch đã phần nào bị suy yếu, tạo điều kiện để các vi khuẩn gây hại tấn công. Do đó hãy rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn.

Ngoài ra hãy súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để ngăn chặn nhiễm trùng phát sinh và phòng ngừa viêm họng. Bên cạnh đó có thể sử dụng nước ấm cùng tinh chất từ củ nghệ để chống viêm hiệu quả hơn.

Nếu bị cảm cúm kéo dài và không có dấu hiệu thuyển giảm các bạn hãy tìm đến những cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh cảm cúm không khó điều trị, nếu không muốn sử dụng thuốc kháng sinh hãy ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời chú ý giữ ấm, lưu thông không khí trong phòng, ngủ và nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ chóng khỏi.

Tổng hợp

Tác giả: Đỗ Hoa