Khi đang được tự do đi lại, thoải mái, tự tại. Đột nhiên bị phong tỏa, cấm túc đi lại quả thực không phải điều dễ dàng đối với bất kỳ ai.
Để có thể thích nghi với tình trạng phong tỏa giúp công cuộc phòng chống dịch Covid-19 của nước ta đạt hiệu quả, dịch bệnh nhanh chóng được đẩy lùi thì GS Tessa Melkonia của Pháp đã đưa ra một số bí quyết.
Thực tế, các nghiên cứu về tình trạng căng thẳng của con người nói chung và tình trạng xảy ra stress khi phải sống cách ly đối với cuộc sống bị phong tỏa nói riêng thì một trong những lời khuyên hữu ích của GS Tessa Melkonia chính là hãy giữ cho mình một nhịp độ sinh hoạt như thường ngày.
Tất cả các bạn đều có cho mình những kế hoạch mỗi ngày như: Thời gian làm việc, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí,... Những khoảng thời gian đã được định sẵn này sẽ giúp bạn thoải mái.
Trước tiên, sự thoải mái ấy nằm ở tâm trí, khi bạn có thể tập trung để làm việc, hành động mà không suy nghĩ vẩn vơ. Hình thành điều này sẽ giúp bạn tránh các suy nghĩ liên tục về những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống vì điều này sẽ khiến bạn dễ stress hơn bình thường.
Sau đó việc duy trì nhịp độ sống sẽ khiến bạn hoàn thành được các mục tiêu hàng ngày như: thức dậy đúng giờ, bắt đầu làm việc đúng giờ, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và các hoạt động dành cho con cái, cho bản thân đều được tuân thủ theo nguyên tắc sẽ khiến bạn kiểm soát được lượng công việc và khiến một ngày của bạn bận rộn để không thừa những khoảng thời gian dài suy nghĩ những điều không tốt.
Ngoài ra, việc duy trì được nhịp sống hàng ngày thì bạn sẽ có cho mình sức khỏe tốt, tâm lý ổn định hơn dựa vào các thói quen ăn uống, luyện tập, đi ngủ đúng giờ,...
Nói cách khác nếu có thể giữ được nhịp sống hàng ngày thì bạn sẽ không phạm phải những sai lầm như xem phim quá nhiều, ăn vặt nhiều. Thay vào đó hãy vận động tối thiểu 10.000 bước mỗi ngày, điều này giúp kích thích hệ hô hấp và tim của bạn giúp chúng khỏe mạnh hơn để phòng tránh virus COVID-19 tấn công.
Tất nhiên, nếu phải đưa ra quyết định phong tỏa hay bất cứ một quyết định hạn chế đi lại nào của chính phủ đối với người dân đều đưa đất nước và người dân vào những tình huống chưa bao giờ xảy ra trước đó. Những quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến đa số thói quen và nếp sống của mọi người dễ khiến tất cả mọi người rơi vào tình trạng căng thẳng, dễ cáu gắt.
GS Tessa Melkonia - quản trị và hành vi tổ chức của Trường Quản trị kinh doanh EM Lyon của Pháp cho rằng con người buộc phải thích nghi với hai lĩnh vực trong cuộc sống đó là phạm vi công việc của bản thân và phạm vi riêng tư của chính mình.
Hiểu đúng virus corona bạn sẽ không bị lo lắng, căng thẳng nếu phải ở nhà trong thời gian dài
Thực tế cho thấy, các tác dụng đối với biện pháp cách ly để khắc phục hậu quả do Covid-19 diễn ra đều dẫn đến các hệ lụy như: mức độ lo lắng của người dân tăng cao, người dân khó điều kiển được cảm xúc, xảy ra các vấn đề như cáu gắt, dễ tức giận do căng thẳng lâu dài nếu phải cách ly trên 10 ngày.
Nhưng nếu tình trạng căng thẳng xảy ra như nhau, các nghiên cứu về stress cho biết người biết cách kích hoạt yếu tố dung hòa sẽ ít bị ảnh hưởng hơn những người còn lại. Khi đó, các yếu tố dung hòa vốn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, mỗi người cần có ý thức, nỗ lực và tự tìm cho mình khả năng thích nghi đối với các thói quen mới phải hình thành.
Có một thực tế phải thừa nhận, nếu phong tỏa thì thói quen duy trì lối sống khỏe càng khó thực hiện đặc biệt là việc duy trì mức độ vận động tối thiểu. Để có thể tận dụng tối đa làm tăng khả năng vận động của mỗi người, người dân có thể áp dụng một số biện pháp vận động như sau:
- Đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy.
- Chăm dọn dẹp nhà cửa hơn, thói quen này không chỉ giúp bạn vận động mà còn giúp nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
trả lời các câu hỏi dưới đây để biết cách hình thành các thói quen đúng để phòng chống Covid-19 đạt hiệu quả hơn:
- Thay vì chạy bộ bên ngoài trời bạn có thể tập thể dục bằng các bài tập khác nhằm tăng cường thể lực, sức khỏe như hít đất, tập yoga, bài tập thể dục nhiều lần trong ngày.
Các yếu tố có thể quản lý được stress chính là khi mỗi người có thể điều tiết được cảm xúc và tăng cường được các mối quan hệ xã hội của mình diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này bạn cần biết cách nhận biết cảm xúc của bản thân và đem cảm xúc ấy ra để sử dụng nhằm xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh đối với người khác.
- Thêm nữa, việc trao đổi các cảm xúc với người thân, bạn bè hay trên mạng xã hội đều quan trọng giúp bạn giải tỏa bớt căng thẳng của mình.
- Trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp để học hỏi thêm các kinh nghiệm trong khi sống tại nhà mà không ra ngoài.
- Tận dụng thời gian để sinh hoạt chậm lại, sống chậm lại và cải thiện cũng như củng cố lại các mối quan hệ với người thân, bạn bè cũng là một điều cần thiết.
Cập nhật thêm cẩm nang phòng tránh COVID-19 tại ĐÂY!
Nếu là cha mẹ hãy sống có kỷ luật, trở thành tấm gương cho con và hướng dẫn con trẻ cách kiểm soát cũng như giúp con giảm stress trong suốt khoảng thời gian ở nhà.
- Cùng con cái tập thể dục, nâng cao sức khỏe.
- Bạn có thể hướng dẫn con cái kiểm soát và đối phó với stress bằng cách học tập, cải thiện kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của con.
- Dạy con cách chấp nhận khi gặp căng thẳng và chia sẻ với con cái về ảnh hưởng của vấn đề này đến sức khỏe, cảm xúc hay suy nghĩ của con như thế nào.
Nếu chẳng may thành phố cần phải phong tỏa để kiểm soát dịch, để sống mà không căng thẳng mỗi người cần tự chuẩn bị cho mình tư trang và kiến thức cũng như tâm lý vững vàng.