Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải?

Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải?
H2S hay còn gọi là mùi trứng thối có tên hóa học là Hydrogen Sulfide có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh khi hít phải, đặc biệt là trong thời gian dài. Khí này sản sinh khi rác vô cơ bị phân hủy bởi nhiệt độ và các vi sinh vật.

Rác thải bao gồm nhóm hữu cơ và rác thải vô cơ. Trong đó rác thải vô cơ khi phân hủy tạo ra nhiều khí thải độc hại gây tác động tới hệ hô hấp của người hít phải. Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải? Mức độ nguy hiểm do khí từ rác thải lên đường hô hấp như thế nào?

1. Nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải

Như đã nói ở trên rác hữu cơ khi phân hủy dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và vi sinh vật thì sẽ sinh ra khí Hydrogen Sulfide hay còn gọi là H2S. Khi này có mùi trứng thối - có tác động cực mạnh lên hệ thần kinh khi bị ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc khí từ rác thải do H2S theo các mức độ như sau:

- Nhiễm độc cấp tính khi hít phải lượng H2S lớn

Nạn nhân sẽ bị suy hô hấp tức thời. Sau đó cảm thấy ho sặc, bị tức ngực và ngột ngạt. Đồng thời cuống họng thấy nóng bỏng, nước mắt và nước mũi bị trào ra. Ngoài ra, hệ thần kinh vận động sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như vận động kém, luống cuống.

Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải? - Ảnh 2.

Rác được chia thành hai loại rác vô cơ và rác hữu cơ (Ảnh: Báo TNMT)

Biểu hiện ở hệ tiêu hóa là nôn nao, buồn nôn. Da nạn nhân chuyển màu xanh tím. Nạn nhân có thể xuất hiện các cơn co giật, nói lảm nhảm rồi hôn mê.

- Nhiễm độc mãn tính do hít phải khí H2S trong thời gian dài

Biểu hiện ngộ độc do hít khí từ rác thải H2S trong thời gian dài, mặc dù với liều lượng thấp như sau:

+ Ban đầu: cay mắt, khó chịu, xuất hiện các cơn ho nhẹ hay khó thở khi nằm ngửa

+ Về sau, cơn ho kéo dài hơn, biểu hiện khó thở cũng xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu như xảy ra tình trạng bị viêm phổi hay viêm phế quản do ngộ độc H2S thì sẽ kèm thêm triệu chứng sốt cao, tức ngực. Khi ho sẽ khạc ra nhiều đờm màu đục.

2. Khí từ rác thải nguy hiểm như thế nào? Tác động tới hệ hô hấp theo bao nhiêu cấp độ?

TS Nguyễn Ngọc Minh (giảng viên bộ môn tai - mũi - họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết không khí bình thường khi bạn hít thở sẽ bao gồm hỗn hợp các khí O2, CO2, N2,.. khi ô nhiễm không khí xảy ra thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải hít thêm các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, virus,... Lúc này hệ hô hấp của bạn sẽ bị đe dọa.

Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải? - Ảnh 3.

Nếu hít khí từ rác thải trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp (Ảnh: Internet)

Ô nhiễm không khí được biết là hệ quả do các chất hữu cơ hay các chất thải sinh hoạt từ gia đình, chất thải từ nhà máy, doanh nghiệp,.. chưa được tiêu hủy đúng quy trình gây ra các khí có độc đối với hô hấp, được gọi chung là khí gây ô nhiễm như CO, NH3, CH4, H2S,... Nếu như tiếp xúc trong thời gian dài/ngắn thì sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Dưới đây là một dạng phân loại cấp độ chịu tác động của ô nhiễm không khí từ rác thải căn cứ theo thời gian tiếp xúc và mức độ mà cơ thể chịu đựng:

- Cấp độ tối cấp

Xảy ra khi hít phải khí từ rác thải trong thời gian ngắn. Bạn sẽ có biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, khó thở, suy hô hấp hay suyễn.

Nhóm chịu ảnh hưởng nhiều đa phần là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và người lần đầu tiên tiếp xúc với không khí hôi thối.

- Cấp độ cấp tính

Xảy ra khi hít phải khí từ rác thải trong thời gian tương đối dài. Khi hít sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan tới đường hô hấp trên như ho, họng có đờm, sổ mũi,...

Điều này thường xảy ra ở những khu vực có hộ dân sinh sống trong vùng không khí bị ô nhiễm.

- Cấp độ mãn tính

Xảy ra khi hít khí từ rác thải trong thời gian dài. Các bệnh lý mãn tính liên quan trực tiếp tới phổi và đường hô hấp như xơ phổi, giãn phế quản, nấm phổi, bệnh lao phổi và thậm chí là bị bội nhiễm áp-xe phổi.

Cấp độ mãn tính thường xảy ra ở nhân viên vệ sinh cầu cống,.. những người phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm liên tục.


Tác giả: Kim Phụng