Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh gây nên do các tổn thương phổi không thể hoàn nguyên làm giảm lưu lượng khí lưu thông của phổi. Do đó, ngăn chặn các yếu tố có thể gây bệnh từ sớm là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bảo vệ một lá phổi khỏe mạnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh gây nên do các tổn thương không hồi phục ở đường hô hấp gây giảm lưu lượng dòng khí lưu thông. Khi đã mắc bệnh thì có nghĩa là khi đã mắc bệnh thì bệnh nhân phải sống chung với bệnh suốt đời, mọi biện pháp điều trị chỉ có ý nghĩa làm giảm tiến triển của bệnh và kiểm soát bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.

Do đó, ngăn chặn sớm các yếu tố nguy cơ mắc bênh phổi tắc nghẽn mãn tính từ khi chưa có bệnh là cách duy nhất để chúng ta tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

1. Không hút thuốc lá

Lâu nay, chúng ta đa phần chỉ quan tâm đến vấn đề hút lá có thể gây nên ung thư phổi mà dường như quên đi các bệnh tật khác do hút thuốc lá gây nên, trong đó có tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Người ta ghi nhận rằng, có 80-90% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nghiện thuốc lá, vì thế hút thuốc lá là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chối cãi.

Do đó, để làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì mỗi người chúng ta nên tự ý thức về việc tránh xa khói thuốc bằng cách ngừng hút thuốc ngay nếu có thể, bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với các môi trường có người sử dụng thuốc lá.

>> Bạn có thể tham khảo thêm Cách vượt qua cơn thèm thuốc lá TẠI ĐÂY.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? - Ảnh 1.

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh: Internet)

2. Tránh xa các môi trường ô nhiễm

Cùng với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm với các yếu tố độc hại cũng là một trong các nguyên nhân thúc đẩy gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các yếu tố độc hại trong môi trường thường thấy được ghi nhận có tham gia vào sự xuất hiện của bệnh phổi mãn tính kể đến như:

- Bụi bặm khi tham gia giao thông, các hoạt động sản xuất (khai thác mỏ, xay xát,...).

- Khói môi trường, khói của các phương tiện giao thông,...

- Khói thuốc lá

Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do môi trường ô nhiễm, ta nên hạn chế đi ra ngoài vào các khung giờ cao điểm ô nhiễm (giờ đi làm, giờ tan tầm,...), khi đi ra ngoài hay phải làm việc trong các môi trường ô nhiễm thì nên sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động (khẩu trang, mặt nạ chuyên dụng), xử lý rác thải đúng cách (hạn chế đốt rác),...

>> Xem thêm: Cách giảm tác hại khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? - Ảnh 2.

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất thường gặp (ảnh: Internet)

3. Tránh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Các tổn thương phổi kéo dài do tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính hoặc lặp đi lặp lại cũng có thể gây nên tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là một phương pháp hiệu quả để có thể phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do nhiễm khuẩn đường hô hấp kể đến như:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.

- Điều trị sớm và đúng cách nhằm loại bỏ sớm nhất tình trạng nhiễm khuẩn đang xảy ra.

- Nếu có các bệnh lý mãn tính đường hô hấp do vi khuẩn, hay virus thì cần kiểm tra khả năng lưu thông khí của phổi thường xuyên để đánh giá chức năng phổi.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? - Ảnh 3.

Tổn thương đường hô hấp kéo dài do nhiễm khuẩn có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (ảnh: Internet)

4. Xét nghiệm các yếu tố di truyền để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Không chỉ các yếu tố ngoại sinh như khói thuốc, ô nhiễm, nhiễm khuẩn,... mới có thể tham gia vào sự hình thành của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, mà bệnh còn có thể hình thành dưới sự tham gia của một sự bất thường về mặt di truyền.

Tác nhân liên quan đến di truyền có sự tham gia vào sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến di truyền được xac định rõ ràng nhất cho đến hiện nay là sự thiếu hụt chất alpha 1-antitrypsin (là một chất có khả năng chống lại sự hoạt động của các enzym tiêu hủy protein giúp bảo vệ nguyên vẹn màng phế nang.

Sự thiếu hụt alpha 1-antitrypsin thường dẫn đến một bệnh cảnh xuất hiện sớm, nặng nề, diễn biến nhanh, không có tiền sử hút thuốc , hay đi kèm với xơ gan, và thường có người thân trực hệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...

Do đó, trong trường hợp cần thiết thì người ta có thể tiến hành định lượng sớm alpha 1-antitrypsin trong máu để đánh giá tình trạng và bổ sung kịp thời nhằm tránh các hậu quả do thiếu alpha 1-antitrypsin, trong đó có giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Qua đây có thể thấy rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do đó, hãy phòng tránh sớm nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính ngay từ hôm nay để giữ cho mình một lá phổi khỏe mạnh.

Nguồn dịch: https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=19328


Tác giả: QN