Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không?

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ảnh hưởng đến phần trên của hệ thống hô hấp, bao gồm cả xoang và cổ họng. Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm sổ mũi, đau họng và ho.

Có hai loại nhiễm trùng đường hô hấp là nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Trong đó nhiễm trùng hô hấp trên phổ biến ở trẻ nhỏ thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường,... bao gồm:

- Cảm lạnh thông thường

- Viêm họng (đau họng)

- Viêm thanh quản

- Viêm xoang (nhiễm trùng xoang)

- Viêm thanh thiệt (epiglottis)

Trên thực tế thì trẻ nhỏ có thể bị 2 - 8 lần nhiễm trùng đường hô hấp trên mỗi năm và đặc biệt phổ biến vào những tháng nhiệt độ lạnh như mùa đông hay mùa xuân. 

1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một bệnh dẫn tới các triệu chứng tại đường hô hấp trên bao gồm tai, mũi và họng. Ví dụ như bệnh cúm không được coi là URI do bệnh ảnh hưởng tới cả đường hô hấp trên và dưới.

Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên. Do trẻ nhó có đường mũi nhỏ hơn trẻ lớn và người trưởng thành nên chúng có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

- Nghẹt (ngạt) mũi

- Sổ mũi

- Viêm họng

- Mắt đỏ

- Sưng hạch bạch huyết 2 bên cổ

- Ho

- Hắt xì

- Khàn tiếng

- Sốt nhẹ

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không? - Ảnh 2.

Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể bị sốt (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Tất tần tật những điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ phát ban sau sốt: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết

- Phát ban

- Ăn không ngon, chán ăn

- Mệt mỏi

- Cáu kỉnh hoặc ủ rũ.

Nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên

URI có thể xảy ra ở bất kì đối tượng và lứa tuổi nào. Tuy nhiên thì trẻ em có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên cao hơn do sự tiếp xúc với các trẻ khác nhiều hơn kèm theo thói quen ít rửa tay, hay chạm tay vào mắt, mũi, miệng hơn người lớn.

Thêm vào đó, trẻ nhỏ có các vấn đề về tim hoặc phổi, trẻ có hệ miễn dịch kém do một số bệnh lý khác cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có lây không?

Có, nhiễm trùng đường hô hấp trên là một bệnh dễ lây lan. Bệnh truyền từ trẻ này sang trẻ khác thông qua các giọt bắn đường hô hấp thông qua các hoạt động như ho, hắt hơi, nói chuyện,...

Nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài bao lâu?

URI thường kéo dài từ 1 - 2 tuần. Hầu hết là tự biến mất.

2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có giống với cảm lạnh không?

Khi bạn quan sát tất các các triệu chứng kể trên kết hợp lại với nhau bạn có xu hướng thấy chúng tương tự như cảm lạnh - như đã nói ở trên, cảm lạnh là một dạng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tuy nhiên thì không chỉ có cảm lạnh, có nhiều loại URI khác nhau với các tiến triển triệu chứng riêng biệt.

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không? - Ảnh 3.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có giống với cảm lạnh không? (Ảnh: Internet)

Khác với cúm, cúm không được coi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do nó có tính hệ thống, nghĩa là cúm ảnh hưởng tới nhiều hơn một cơ quan trong cơ thể.

Viêm mũi

Viêm mũi thường gặp ở cảm lạnh thông thường và chiếm 25 - 30% các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị sốt hơn so với người lớn và thường kèm theo các triệu chứng khác, bao gồm:

- Viêm họng

- Sổ mũi

- Ho

- Hắt hơi.

Viêm xoang

Nhiễm trùng xoang hay còn gọi là viêm xoang có thể phát triển giống như biến chứng của bệnh cảm lạnh thông thường. Nhóm trẻ dưới 15 tuổi có nguy cơ gặp phải dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên này nhiều hơn so với thanh thiếu niên.

Các triệu chứng bao gồm mũi đặc dịch nhầy gây tắc xoang gây đau và tức xoang. Ngoài ra, khi quan sát có thể thấy dịch mũi màu xanh lá, hôi miệng, ho, sốt và nhức đầu.

Viêm thanh thiệt

Mặc dù không phổ biến nhờ tác dụng của vaccine HiB nhưng viêm thanh thiệt là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn H.ifluenzae gây ra. 

Các triệu chứng của viêm thanh thiệt bao gồm đau họng nghiêm trọng, sốt, khó nuốt và khó thở.

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không? - Ảnh 4.

Các triệu chứng của viêm thanh thiệt bao gồm đau họng nghiêm trọng, sốt, khó nuốt và khó thở (Ảnh: Internet)

Viêm amidan

Viêm amidan khá phổ biến với các biểu hiện như sưng amidan, đỏ hoặc đau tại amidan hoặc lan ra xung quanh họng kèm sốt.

Điều quan trọng cần lưu ý là viêm họng liên quan do liên cầu khuẩn có thể gây ra nhiều triệu chứng nặng nề và kéo dài hơn và thậm chí có thể gây biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng phổ biến của viêm họng do liên cầu khuẩn thường là đau họng dữ dội, khó nói, khó nuốt, đau tai, nổi hạch cổ, sưng đỏ amidan. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ từ 5 - 15 tuổi.

Viêm thanh khí phế quản (croup)

Trong một số trường hợp thì nhiễm trùng tại thanh quản và khí quản có thể di chuyển đến phế quản.

Nhiễm trùng tai

Chiếm 30% trong số các ca URI là nhiễm trùng tai, các triệu chứng điển hình là đau và chảy dịch tai, nếu không được phát hiện sớm thì nhiễm trùng tai có thể gây ra nhiều biến chứng như vỡ màng nhĩ hoặc suy giảm thính lực. Trong đó có khoảng 2 - 6% trẻ có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng tai mãn tính.

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không? - Ảnh 5.

Chiếm 30% trong số các ca URI là nhiễm trùng tai (Ảnh: Internet)

RSV (virus hợp bào hô hấp)

Nếu sinh con vào mùa thu, mùa đông hoặc mùa xuân thì chắc chắn bạn đã nghe nói về RSV - là viết tắt của virus hợp bào hô hấp. NHiễm trùng đường hô hấp trên này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc những trẻ có hệ miễn dịch yếu hay đang có các vấn đề sức khỏe khác.

Trong khi nhiễm RSV thường gây ra các triệu chứng cảm nhẹ bao gồm chảy nước mũi và ho thì Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC báo cáo rằng cứ 100 trẻ thì có 1 - 2 trẻ nhiễm RSV phải nhập viện do biến chứng như khó thở.

RSV có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cha mẹ cần chú ý đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nếu trẻ cáu kỉnh hơn, chán ăn và đặc biệt là có những cơn ngưng thở bởi điều này có  thể dẫn tới viêm tiểu phế quản và thậm chí là viêm phổi.

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường có nguyên nhân tới 200 loại virus khác nhau. Cảm lạnh thường tự khỏi và thường kéo dài từ 7 - 10 ngày, mặc dù các cơn ho sau đó có thể kéo dài tới 3 tuần.

Cảm lạnh ở trẻ nếu không điều trị đúng có thể gây nhiễm trùng tai, mắt, xoang thậm chí là viêm phổi.

3. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ tự biến mất theo thời gian mà không cần các điều trị y tế phức tạp. Điều bạn cần làm chính là nhận biết các dấu hiệu bất thường đáng lo ngại dưới đây để liên hệ với bác sĩ:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C

- Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi bị sốt từ 39 độ C

- Trẻ sốt liên tục, không đáp ứng với các lựa chọn hạ sốt như thuốc hạ sốt

- Cơn sốt kéo dài trên 3 ngày

- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ chơi, bỏ ăn

- Phát triển các triệu chứng mới trên nền các triệu chứng cũ ngày một nghiêm trọng hơn.

4. Chẩn đoán

Nhiễm trùng đường hô hấp trên - như đã nói ở trên, thường tiến triển tốt hơn theo thời gian sau khi trẻ được nghỉ ngơi và bù đủ chất lỏng cần thiết. Chẳng hạn như với cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 10 - 14 ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng kéo dài hơn và có vẻ như nghiêm trọng hơn thì bạn cần nhanh chóng cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không? - Ảnh 6.

Nếu trẻ có các triệu chứng kéo dài hơn và có vẻ như nghiêm trọng hơn thì bạn cần nhanh chóng cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám (Ảnh: Internet)

Chẩn đoán sẽ bao gồm kiểm tra các triệu chứng, nội soi tai mũi họng, nghe tim phổi để quan sát các biểu hiện như sưng amidan, niêm mạc mũi phù nề hay dịch ứ ở tai giữa,... có thể là các vấn đề cần phải điều trị bằng thuốc.

5. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ có thể bao gồm:

- Nghỉ ngơi và bù lỏng

- Thuốc hạ sốt

- Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ

- Khắc phục tại nhà:

+ Bù ẩm không khí để giảm nghẹt mũi và dịu họng, giảm ho cho trẻ

+ Cho trẻ bú nhiều sữa, ăn/uống các món nhiều chất lỏng

+ Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, loại bỏ chất nhầy dư thừa

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có cần dùng kháng sinh không?

Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, hầu hết thì virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên không đáp ứng với kháng sinh. Nếu trẻ bị URI do vi khuẩn chẳng hạn như khuẩn liên cầu thì kháng sinh có thể hiệu quả chẳng hạn như penicilin hoặc amoxillin.

6. Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ

Do dễ lây lan thông qua giọt bắn nên điều tiên quyết để phòng bệnh chính là vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và hướng dẫn trẻ ho, hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy. Ngoài ra cần cho trẻ tiêm phòng định kì và tránh tiếp xúc với người bệnh/có nguy cơ bị bệnh.

Nhìn chung thì nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ dù là lần đầu tiên hay là lần thứ năm thì các triệu chứng, thời gian xảy ra - kéo dài và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đều phải được quan sát cẩn thận.

Nguồn dịch: How to Tell If Your Baby Has an Upper Respiratory Infection


Tác giả: Allen