Tía tô là một loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài việc được dùng như một loại thực phẩm, một gia vị không thể thiếu thì tía tô còn được dùng như một vị thuốc với rất nhiều tác dụng, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử). Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả.
Lá tía tô có nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời cho phụ nữ mang thai (ảnh: internet)
Cảm cúm vốn là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng đối với bà bầu thì đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc cảm cúm dễ bị sốt cao, virus cảm cúm có thể tấn công vào phôi thai gây ra dị tật thai nhi hoặc kích thích tử cung co bóp gây ra sinh non, sảy thai.
Trong trường hợp bị cảm lạnh trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giải cảm rất tốt. Hoặc có thể sử dụng lá tía tô cùng với một nắm lá kinh giới và cam thảo, đổ vào nồi, đun sôi lấy nước uống. Vị thuốc này sẽ giúp các mẹ bầu thoát khỏi những cảm giác khó chịu do bệnh cảm cúm gây ra.
Công dụng của lá tía tô đối với bà bầu - Ảnh Internet
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Lá tía tô sau khi rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút làm nước ngâm chân có thể giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn. Ngân chân với nước lá tía tô trước khi đi ngủ cũng giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng sưng phù ở chân và mang lại một giấc ngủ ngon hơn.
Sưng phù là một triệu chứng khá bình thường mà hầu hết thai phụ nào cũng gặp phải, thường diễn ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bị phù đột ngột ở mặt và tay chân thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay, vì đây là những dấu hiệu của tiền sản giật.
Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong những tháng đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn… Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.
Ngoài ra, có thể sử dụng tía tô cũng các loại thực phẩm khác để chế biến các món ăn hàng ngày cũng rất tốt trong việc khắc phục ốm nghén.
Công dụng của lá tía tô đối với bà bầu - Tía tô trị ốm nghén hiệu quả (ảnh: internet)
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này, thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, các mẹ có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô bởi lượng tinh dầu có trong nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.
Ngoài làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tía tô còn có công dụng làm đẹp hiệu quả (ảnh: internet)
Để sử dụng lá tía tô trong việc trị mụn, mẹ bầu dùng lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát, chắt nước. Rửa sạch vùng da bị mụn, dùng tăm bông tẩm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mụn. Để nguyên khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm, có thể áp dụng từ 3-4 lần/ tuần.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da hơn.
Trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Trong Đông y lá tía tô cũng là một loại thuốc, có tác dụng giải cảm. Với người có thai, việc dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu dùng dài ngày đặc biệt, dùng thay nước uống hằng ngày thì lại gây hại.
Tác dụng của Đông dược nói chung không chỉ đơn thuần do thành phần hóa học của vị thuốc quyết định mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể, cũng như cơ địa của từng người... Có vị thuốc (hoặc thức ăn) rất tốt với một người nào đó, nhưng người khác sử dụng lại không hợp. Khi không có bệnh chỉ nên dùng tía tô như một gia vị, giúp ăn ngon và chống lạnh.Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc.
Theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh. Ngoài ra, nó còn có dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa...Tuy nhiên, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ... Chú ý, không dùng tử tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.
Tổng hợp