Kinh nguyệt không đều do nguyên nhân nào? Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại?

Kinh nguyệt không đều do nguyên nhân nào? Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại?
Kinh nguyệt thất thường có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như nội tiết tố thay đổi, stress, bệnh lý… Vậy làm sao để kinh nguyệt đều trở lại.

Kinh nguyệt không đều vừa gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đồng thời còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì thế việc biết cách để kinh nguyệt đều trở lại là rất quan trọng với chị em phụ nữ.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng kinh nguyệt không đều gây ra.

- Mang thai

Một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu là mang thai. Nếu trước đó bạn quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ hay thấy hiện tượng mất kinh. Lúc này bạn có thể dùng que thử thai hay đi khám để biết được kết quả chính xác.

- Thuốc tránh thai nội tiết

Nếu bạn uống thuốc tránh thai nội tiết thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt ở chu kỳ.

Khi sử dụng thuốc là bạn đã đưa một lượng hormone sinh dục nữ vào cơ thể để quá trình rụng trứng chậm lại, đồng thời làm dày dịch nhầy tử cung. Trong quá trình sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây mất kinh.

- Cho con bú

Trong thời gian cho con bú, sữa mẹ sẽ tự sản sinh ra các hoạt chất prolactin ức chế hormone sinh sản. Điều này dẫn đến xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt thất thường, không đều và thậm chí là mất. Khi cai sữa, kinh nguyệt của thai phụ sẽ trở lại bình thường.

Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại? Nguyên nhân và cách chữa  - Ảnh 1.

Cho con bú có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của mẹ (Nguồn: Internet)

- Tiền mãn kinh

Từ tuổi 40 trở đi hay một số người độ tuổi ít hơn sẽ xảy ra tình trạng tiền mãn kinh. Nguyên nhân bởi lượng Estrogen thay đổi khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn.

- Đa nang buồng trứng

Khi bị đa nang buồng trứng, lượng androgens tăng cao trong cơ thể khiến gây mất kinh, kinh nguyệt không đều.

- Bệnh tuyến giáp

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, tình trạng bụng đau có thể do bạn đã bị suy giáp hay chức năng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Còn cường giáp sẽ khiến chu kỳ ngắn và ít hơn.

- U xơ tử cung

Nếu thấy kinh nguyệt ra nhiều, đau thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bởi có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung.

- Lạc nội mạc tử cung

Theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có khả năng mắc lạc nội mạc tử cung là 1/10. Bệnh thường gây ra các triệu chứng phổ biến là đau co thắt khi có kinh, kinh kéo dài, ra nhiều….

- Thừa cân

Thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Lý do bởi lượng insulin và hormone thay đổi tác động đến chu kỳ kinh. Khi bạn có kinh nguyệt không đều và tăng cân thì có khả năng bị bệnh suy giáp hay đa nang buồng trứng.

- Rối loạn ăn uống

Giảm cân quá nhanh, không đúng cách, chế độ ăn uống rối loạn có thể dẫn đến tình trạng kinh mất. `Khi cơ thể không nhận được đủ lượng calo cần sẽ ngăn cản sự sản xuất hormone, từ đó quá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng. Các ảnh hưởng khác đi kèm là rụng tóc, đau đầu, mệt mỏi…

- Tập thể dục quá sức

Thường xuyên tập thể dục hay vận động quá sức sẽ gây tác động đến các hormone của kinh nguyệt. Nếu do nguyên nhân này bạn có thể bằng cách sinh hoạt và tập luyện điều độ.

- Stress

Khi bạn bị stress, các hormone tuyến yên ở vùng não chịu ảnh hưởng khiến việc rụng trứng và tiết dịch rối loạn, gây kinh nguyệt không đều. Khi hết stress, tình trạng này sẽ được phục hồi.

Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại? Nguyên nhân và cách chữa  - Ảnh 2.

Khi hết stress, tình trạng sẽ được phục hồi (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

- Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần có phải dấu hiệu bệnh lý hay không

- Ngỡ tưởng là kinh nguyệt không đều, cô gái "tá hỏa" khi biết mình bị mắc ung thư cổ tử cung

- Tác dụng phụ của thuốc

Khi chị em dùng một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của kinh nguyệt là: thuốc chống trầm cảm, thuốc tuyến giáp, thuốc aspirin và ibuprofen…

- Ung thư cổ tử cung

Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là chị em có khả năng mắc ung thư cổ tử cung nếu máu ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu phổ biến khác đi kèm là: ra máu khi quan hệ, khí hư bất thường.

2. Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại?

Việc thay đổi một vài thói quen cũng như tập luyện đem lại hiệu quả giúp chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới đều trở lại:

2.1. Tập Yoga và các bài tập thể dục

- Yoga:

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập Yoga sẽ giúp chị em điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. 126 người tham gia thử thách tập Yoga 5 ngày/tuần, mỗi lần 35 - 40 phút và sau đó kết quả nhận được là nồng độ hormone gây kinh rối loạn giảm.

Thêm vào đó, bộ môn này còn được biết đến với tác dụng giúp giảm các cơn đau kinh hay các dấu hiệu lo lắng, trầm cảm…

Để tập đúng cách và mang lại hiệu quả, bạn nên tập tại các phòng Yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể tự tập tại nhà qua các video trên mạng.

Thời gian tập lý tưởng là 30 - 45 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần.

Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại? Nguyên nhân và cách chữa  - Ảnh 3.

Duy trì 4 - 5 lần/tuần (Nguồn: Internet)

- Tập thể dục:

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục bên cạnh tác dụng điều hòa kinh nguyệt chúng còn hỗ trợ điều trị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang. Đặc biệt với người thừa cân, hoạt động này sẽ giúp bạn giảm cân đúng cách, an toàn.

2.2. Duy trì cân nặng

Như đã nói ở trên, việc tăng hay giảm cân quá nhanh, sai cách đều là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt thất thường.

Lúc này, các cơn đau thắt xuất hiện và chảy máu nhiều hơn. Lý do bởi hormone và insulin bị ảnh hưởng bởi tế bào mỡ.

Chính vì thế, việc duy trì cân nặng ổn định kết hợp cùng lối sống sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý rất cần thiết để kinh nguyệt điều tiết trở lại.

2.3. Sử dụng một số thực phẩm giúp kinh nguyệt đều trở lại

- Sử dụng gừng:

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng máu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt giảm khi sử dụng gừng hàng ngày. Bên cạnh đó, để giảm các cơn đau bụng trong kỳ, trong 3 - 4 ngày đầu tiên có thể uống 750 - 200mg bột gừng.

Ngoài ra, trước 7 ngày có kinh uống gừng cũng giúp tâm trạng tốt hơn, giảm các dấu hiệu của tiền kinh nguyệt.

- Sử dụng quế:

Tương tự như gừng, quế cũng được biết đến là loại gia vị tuyệt vời giúp giảm các cơn đau, lượng máu chảy trong kỳ kinh. Thêm vào đó, trong gia vị này còn chứa chất hydroxychalcone giúp cân bằng lượng insulin trong cơ thể, điều trị kinh nguyệt không đều.

Quế bạn có thể sử dụng dưới dạng bột, trà quế hay sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại? Nguyên nhân và cách chữa  - Ảnh 4.

Dứa điều trị cơn đau bụng kinh hiệu quả (Nguồn: Internet)

- Bổ sung vitamin C và vitamin D:

Vitamin C và D đều là 2 thành phần tốt cho cơ thể nói chung và điều trị kinh nguyệt không đều nói riêng.

Với vitamin D bạn có thể bổ sung bằng cách tắm ánh nắng mặt trời, thực phẩm chức năng hay sử dụng sữa, các chế phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt.

Còn vitamin C thường xuất hiện phổ biến nhất ở các loại cam quýt, rau màu xanh, thịt đỏ….

- Giấm táo:

Giấm táo cũng được biết đến với khả năng điều tiết kinh nguyệt với ai mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Một số tác dụng khác của loại giấm này là giảm lượng đường ở máu, giảm cân và giảm nồng độ insulin.

Bạn có thể sử dụng giấm táo thay cho giấm thường trong chế độ ăn hàng ngày hoặc pha nước và thêm mật ong uống.

- Dứa:

Trong dứa có chứa hàm lượng bromelain chống viêm, làm mềm niêm mạc tử cung, cân bằng lượng kinh nguyệt đều trở lại. Ngoài ra, loại quả này cũng hỗ trợ điều trị các cơn đau trong kỳ kinh.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi làm sao để kinh nguyệt đều trở lại tại nhà vừa an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không đỡ và xảy ra trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm bởi cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác.


Tác giả: Trang Lê