Kinh nguyệt là một trong những đặc điểm sinh lý của nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì. Màu sắc kinh nguyệt cho thấy nhiều vấn đề về sức khoẻ. Liệu kinh nguyệt ra nhiều máu đỏ tươi hay màu đen có phải là bệnh lý nghiêm trọng?
Chu kỳ kinh nguyệt đến vào hàng tháng cho thấy bạn đang có một sức khoẻ tốt, các cơ quan đang hoạt động bình thường. Vậy tại sao máu kinh nguyệt lại có màu sắc khác nhau?
Các chuyên gia sinh sản cho biếtm máu kinh nguyệt có màu càng sẫm khi ở càng lâu trong tử cung do sự oxy hoá. Phản ứng này khiến màu máu kinh nguyệt trở nên đậm hơn. Một số màu máu kinh nguyệt mà bạn có thể chú ý:
- Máu màu hồng
Máu kinh nguyệt màu hồng thường thấy ở những ngày đầu chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn này máu kinh nguyệt đỏ tươi lẫn với dịch tiết âm đạo khiến chúng có màu nhạt (hồng).
- Màu đỏ tươi
Những ngày tiếp theo của chu kì kinh sẽ thường có màu đỏ tươi. Điều này có nghĩa là số máu này không ở lâu trong tử cung, âm đạo. Hay nói cách khác kinh nguyệt của bạn không mất nhiều thời gian để có thể "ra ngoài".
Đọc thêm:
+ Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của nữ giới không?
+ Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính và ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt
- Màu đỏ sẫm
Máu màu đỏ sẫm có thể hiểu là số máu này ở trong âm đạo thời gian lâu hơn và thậm chí sẽ xuất hiện cùng với các mảnh niêm mạc tử cung. Điều này cũng hoàn toàn bình thường.
- Màu nâu hoặc đen
Màu sắc này cho thấy kinh nguyệt của bạn mất nhiều thời gian hơn để có thể thoát ra ngoài âm đạo. Đôi khi vào những ngày cuối của kì kinh nguyệt máu màu nâu trộn với dịch tiết âm đạo cũng xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu thấy kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường sau thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ:
1. Chu kì kéo dài trên 7 ngày hoặc bạn phải thay băng vệ sinh liên tục từ một đến hai giờ một lần (rong kinh)
2. Bạn bị chuột rút liên tục và nghiêm trọng trong suốt kì kinh
3. Bạn bị chóng mặt, thường xuyên thấy yếu ớt, mất sức, mệt mỏi
4. Đau tức ngực khó thở trong hoặc sau kì kinh nguyệt
5. Máu kinh vón cục, có kích thước lớn, đen sẫm, mùi hôi khó chịu
6. Chu kì kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày
7. Chưa có kinh trong 3 tháng trong khi không mang thai hoặc không cho con bú
8. Chu kì kinh nguyệt đang bình thường nhưng bị thay đổi và không đều
9. Chưa có kinh nguyệt lần đầu tiên vào năm 15 tuổi
10. Bạn vẫn bị ra máu sau khi chu kì kinh kết thúc
11. Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường
12. Bị sốt cao khi tới kì kinh nguyệt
13. Bị nôn, buồn nôn khi tới kì kinh nguyệt.
Thực tế thì màu máu kinh nguyệt phổ biến nhất ở phụ nữ chính là màu đỏ tươi vào một thời điểm nào đó trong chu kì. Màu máu kinh nguyệt đỏ tươi thường thấy vào đầu kì kinh, tương tự như máu mỗi khi bạn bị đứt tay vậy.
Những ngày sau đó màu máu kinh nguyệt sẽ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu sẫm hơn hoặc màu nâu khi lượng máu bắt đầu giảm dần. Ngoài ra, một số trường hợp cũng có người có kinh nguyệt ra nhiều máu đỏ tươi trong suốt kì kinh nguyệt.
Khi bạn thấy kinh nguyệt có máu màu đỏ tươi thường sẽ thấy độ đặc loãng hơn so với kì kinh cuối. Mặc dù bạn có thể gặp phải hiện tượng xuất hiện các cục máu vón cục trong kì kinh nhưng những cục này sẽ không xuất hiện khi máu kinh màu đỏ tươi.
Như vậy có thể thấy kinh nguyệt ra máu màu đỏ tươi nghĩa là máu kinh của bạn đang khoẻ mạnh. Lượng máu ra nhiều khi ở giữa chu kì.
Ngoài ra, máu đỏ tươi trong kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mang thai. Nếu như phát hiện ra máu màu đỏ tươi kèm các triệu chứng sau thì bạn nên thăm khám bác sĩ sớm:
- Đang mang thai
Nếu bạn đang mang thai và bị chảy máu âm đạo màu đỏ tươi thì bạn nên ngay lập tức tới gặp bác sĩ bởi đây có thể là vấn đề liên quan tới nhau thai hoặc nguy cơ sảy thai.
- Bị chảy máu nhiều một cách bất thường đầu hoặc giữa kì kinh nguyệt
Điều này có thể báo hiệu sự xuất hiện một khối polyp hoặc u xơ trong tử cung. Mặc dù chúng hầu hết là lành tính nhưng chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt của bạn có màu đỏ tươi và ra nhiều hơn bình thường.
- Bị đau nhiều hơn, kinh nguyệt có mùi hôi kèm theo ngứa rát âm đạo
Những triệu chứng này cho thấy có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng như chlamydia hoặc lậu có thể gây chảy máu nặng hơn bình thường vào đầu và giữa kì kinh.
Ngoài ra, theo Đông y thì kinh nguyệt ra nhiều máu màu đỏ tươi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị nhiễm lạnh kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chân tay rã rời,... Tốt nhất nên giữ ấm cơ thể, hạn chế ăn các loại thức ăn, đồ uống lạnh hay chua cay. Đồng thời theo dõi các dấu hiệu bất thường khác để thăm khám kịp thời.
Nguồn dịch:
1. What to Know About the Color of Period Blood
2. Bright red period blood: What it means and is it normal?