Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh từ A - Z bạn nên biết

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh từ A - Z bạn nên biết
Việc chuẩn bị đồ đi sinh sẽ giúp thai phụ không bị động nếu bất ngờ có dấu hiệu chuyển dạ. Dưới đây là kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh và những món đồ cần thiết mà bạn cần đem theo.

Vài tuần trước khi sinh là thời gian mà bạn cần chuẩn bị và tinh thần sẵn sàng chào đón bé yêu. Ngoài việc chuẩn bị thông tin về các dấu hiệu sắp sinh, việc lên kế hoạch và danh sách đồ mang đi sinh ở viện phải chuẩn bị trước khi sinh là một phần không thể thiếu. Vì vậy, kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh của mẹ bầu vô cùng cần thiết.

1. Chuẩn bị giấy tờ thiết yếu

Sang tháng thứ 9 của thai kỳ, việc đầu tiên là cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thiết yếu do bạn có thể chuyển dạ bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, bạn cần giữ lại các phiếu khám thai, hình ảnh siêu âm và nên sắp xếp theo thứ tự để dễ dàng theo dõi. Khi thai phụ lên kế hoạch sinh con ở bệnh viện nào, thường phải thăm khám tại bệnh viện đó trong 4 – 8 tuần trước khi sinh đẻ theo dõi thai kỳ và làm hồ sơ sinh.

kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh

Hãy chuẩn bị giấy tờ đầy đủ từ sớm (Nguồn: Internet)

Hồ sơ sinh sẽ có kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu thai phụ.... Các giấy tờ tùy thân khác cần chuẩn bị là: Chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, bản sao sổ hộ khẩu, giấy chuyển viện (nếu sinh khác bệnh viện). Các loại giấy tờ này cần được photo sẵn để gia đình làm thủ tục nhập viện, làm giấy chứng sinh cho trẻ dễ dàng hơn.

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho thai phụ

2.1. Trang phục

Bạn nên chọn những bộ đồ gọn gàng, dễ dàng thay đổi để có thời gian để lo việc sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. Trước khi vào bệnh viện, bạn nên chuẩn bị:

- Quần áo mặc ở bệnh viện. Trong thời gian ở bệnh viện, bạn nên mang theo 2 – 3 bộ để thay nếu trong trường hợp quần áo bị dây bẩn nhưng chưa tới giờ thay đồ của bệnh viện. Bạn nên chọn áo có cài nút phía trước hay phom rộng để trẻ có thể bú dễ dàng.

- Quần áo mặc khi xuất viện.

- Áo lót (loại dành riêng cho trẻ bú).

- Quần lót loại dùng 1 lần.

2.2. Vật dụng vệ sinh

Giữ cơ thể sạch sẽ trước và sau khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, thêm vào đó còn giúp phòng tránh viêm nhiễm xảy ra sau sinh. Hãy lưu ý mang theo danh sách những đồ cần chuẩn bị trước khi sinh dưới đây:

- 3 bịch băng vệ sinh loại dành riêng cho bà đẻ.

- 2 – 3 chiếc khăn tắm.

- 2 – 3 chiếc áo giữ ấm cùng khăn quàng cổ.

- Dung dịch vệ sinh phụ khoa.

- Sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu.

- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng và nước súc miệng.

2.3. Những đồ bạn yêu thích

Thời điểm cũng là một thời điểm quan trọng và ý nghĩa đối với cả bạn và gia đình. Do đó, bạn nên xem đây là một trải nghiệm vui vẻ và để tinh thần được thoải mái, có thể mang những đồ dưới đây:

- Một quyển sách, truyện hoặc một cuốn tạp chí mà bạn yêu thích.

- Máy ảnh, máy quay phim để ghi lại những khoảnh khắc đáng gia của bé yêu khi con chào đời.

- Tinh dầu massage hoặc dụng cụ massage yêu thích.

kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh

Lên danh sách những đồ cần chuẩn bị để cho quá trình chuẩn bị đồ sinh đến lúc sinh của bà bầu diễn ra thuận lợi (Nguồn: Internet)

3. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Nên chuẩn bị đồ sơ sinh từ tháng mấy? Thông thường khoảng tháng thứ 7 thì các mẹ bầu bắt đầu đi mua đồ cho bé, đến khoảng tầm tháng thứ 8 là đã xong xuôi. Tuy nhiên khi sắp xếp giỏ đồ đi sinh, bạn có thể sẽ không biết cần mang theo những gì. Dưới đây là những gợi ý:

- Quần áo cho trẻ sơ sinh khoảng 5 – 7 bộ.

- Bộ gối, mền.

- Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 – 2 khăn xô lớn để lau mình cho bé sau khi tắm.

- 1 bịch tã giấy sơ sinh.

- 2 - 3 cái mũ, 3 - 4 bộ bao tay và vớ.

- 2 - 3 chiếc khăn mềm khổ lớn để quấn bé giúp giữ ấm cho con.

- Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 - 2 khăn xô lớn để lau cho bé sau khi tắm.

- 1 bộ gối, mền.

- Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, bình sữa, dụng cụ rửa bình sữa và dung dịch rửa bình sữa (trong trường hợp khi mẹ chưa có sữa hay sinh mổ chưa thể cho trẻ bú trực tiếp)

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện thì bạn nên làm trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng. Việc này giúp mẹ bầu có thời gian chuẩn bị tươm tất mọi việc và cũng không bị động nếu chẳng may chuyển dạ sớm.

4. Chồng cần chuẩn bị đồ đi sinh thế nào?

Người chồng cũng nên nắm được kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh để quá trình sinh đẻ của vợ diễn ra thuận lợi hơn:

- Tiền mặt, thẻ ATM để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan.

- Điện thoại, sạc dự phòng.

- Dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, kem cạo…

- 4 - 5 bộ quần áo để thay đổi.

- Chọn đôi dép, giày thoải mái để dễ dàng di chuyển trong bệnh viện

kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh

Người chồng cũng cần chuẩn bị đồ (Nguồn: Internet)

5. Những lưu ý cho thai phụ

Ngoài chuẩn bị đồ đi sinh, bạn cũng nên cần sắp xếp công việc và tìm hiểu kiến thức sinh sản để có thể vượt cạn an toàn.

5.1. Đối với nơi làm việc

Nếu bạn đang đi làm văn phòng, hãy thông báo tới phòng Hành chính – Nhân sự về ngày dự sinh và kế hoạch nghỉ sau sinh. Việc này giúp công ty phân công người đảm nhận công việc trong thời gian bạn nghỉ sinh hay hỗ trợ vấn đề liên quan tới chế độ thai sản của bạn.

5.2. Tìm kiếm hỗ trợ từ người thân

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ đi sinh chu đáo, bạn có thể tìm kiếm hỗ trợ từ người thân trong quá trình chuẩn bị sinh nở như:

- Hỏi thăm kinh nghiệm từ bạn bè, người thân đã từng sinh con để chọn bệnh viện sinh an toàn và thích hợp với yêu cầu của bạn.

- Trao đổi với chồng và người thân trong gia đình về việc chăm sóc em bé, nhà cửa.

- Lên danh sách về các loại đồ ăn và đồ uống thiết yếu trong khoảng 2 tuần và thực hiện mua trước ngày dự sinh ít nhất khoảng 1 tuần.

5.3. Trang bị kiến thức và tinh thần

Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi bạn sẽ cần trang bị cho mình kiến thức cũng như cách giữ vững tinh thần khi các cơn đau chuyển dạ bắt đầu.

Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ do nếu nắm rõ điều gì sắp diễn ra sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn hơn khi vào phòng sinh.

Tìm hiểu các dấu hiệu sắp sinh, kỹ thuật thở khi chuyển dạ... Việc thở đúng cách vừa giúp giảm đau trong khi sinh mà vừa tăng sự trao đổi dưỡng khí cho thai nhi tốt hơn.

Vào khoảng tháng thứ 9 của thai kỳ, khi đi khám thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ về sinh thường hay sinh mổ để chuẩn bị chu đáo hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh từ A - Z. Chúc bạn nắm vững kiến thức và vượt cạn thành công!


Tác giả: Trang Lê