Đây là trường hợp của một bệnh nhi sống tại New Delhi, Ấn Độ. Ban đầu, do nghi ngờ bị u não, bệnh nhi đã được chữa trị bằng thuốc liều cao steroids. Tuy nhiên, thuốc này lại khiến cô bé tăng từ 40kg lên đến 60kg, thậm chí khó thở, đi lại rất khó khăn.
6 tháng sau, gia đình đưa cô bé đến bệnh viện Fortis ở Gurgaon. Tại đây, bản phim chụp cho thấy cô bé bị mắc một hội chứng gọi là loạn thần kinh neurocysticercosis. Trong não cô bé có hơn 100 chấm trắng biểu thị cho trứng sán dây.
Neurocysticercosis là chứng nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi nang ấu trùng sán dây Taenia solium. Nang này có thể xâm nhập vào não, gây động kinh nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, cũng có thể từ nguyên nhân nhiễm trứng sán từ phân người bị bệnh, do tay tiếp xúc với bề mặt ô nhiễm.
Sau khi được dùng các biện pháp diệt trứng sán , cô bé đã dần hồi phục và có thể đi lại. Trước tiên, các bác sĩ giảm sưng nề cho bệnh nhi, sau đó là các biện pháp tiêu diệt trứng sán dây. Cô bé đã giảm số cân tăng do dùng thuốc và trở lại trường học.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp neurocysticercosis là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh động kinh cho người lớn trên toàn thế giới.
Khi trứng sán xâm nhập vào não qua hệ thần kinh, chúng sẽ gây ra hội chứng neurocysticercosis có triệu chứng là đau đầu trầm trọng, động kinh co giật và lẫn lộn.
Trên thực tế, não nhiễm sán là chứng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên bệnh này có thể ngăn ngừa được bằng cách rửa tay thường xuyên và đúng cách.