Kiết lỵ là bệnh gì? Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm thường gặp

Kiết lỵ là bệnh gì? Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm thường gặp
Phần lớn các nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng. Một vài trường hợp thì lại ở thể tiêu chảy nhẹ diễn ra trong thời gian dài. Vào mùa hè tới, tỷ lệ mắc bệnh kiết lỵ lại tăng cao đột biến do nhiều người không nắm được các kiến thức để nhận biết kiết lỵ là bệnh gì?

1. Kiết lỵ là bệnh gì?

Để hiểu kiết lỵ là bệnh gì không khó. Quan trọng, mỗi người đều phải có tinh thần tự giác tìm hiểu thông tin và phòng tránh bệnh bởi căn bệnh này khá dễ mắc phải và lây lan.

kiết lỵ là gì

Kiết lỵ gây nhiều bất tiện cho người bệnh (Ảnh: Tybachthao.com.vn)

Kiết lỵ vốn là tình trạng ruột già bị nhiễm trùng do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolyca. Phần lớn các nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng. Một vài trường hợp thì lại ở thể tiêu chảy nhẹ diễn ra trong thời gian dài. Nguy hiểm nhất có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng lỵ tối cấp.

Bên cạnh các triệu chứng ở ruột, kiết lỵ còn có thể nhận biết qua hiện tượng áp xe gan. Các biểu hiện vỡ màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi cũng liên quan tới căn bệnh này.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Kiết lỵ là một bệnh về đường tiêu hóa khá nguy hiểm mà bạn không nên xem thường. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

- Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và kéo dài dẫn đến tình trạng sa hậu môn

- Viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, chứng lồng ruột, hoặc thậm chỉ có thể gây thủng ruột

- Cơ thể người bị kiết lỵ nặng có thể bị mất nước, mất muối dẫn đến tình trạng trụy mạch và tử vong nhanh chóng

- Trẻ em bị kiết lỵ có thể bị các biến chứng như teo cơ, viêm khớp hay viêm đa dây thần kinh

2. Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ

Có nhiều quan điểm khác nhau giải thích kiết lỵ là bệnh gì. Mỗi quan điểm lại dựa trên những cơ sở, luận điểm và dẫn chứng khác nhau.

Theo y học hiện đại, vi khuẩn shigella chính là nguyên nhân của căn bệnh. Chúng gây viêm toàn bộ trực tràng và đại tràng. Vậy nên, bệnh thường lây truyền qua phân, các loài vật nuôi hoặc ruồi muỗi chứa vi khuẩn bu vào thức ăn.

bệnh kiết lỵ

Vi khuẩn shigella là một nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ phổ biến (Ảnh: Ydvn.net)

Xem thêm:

Mẹo điều trị kiết lỵ bằng thuốc dân gian

Thường xuyên đi ngoài sau ăn sáng là bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, kiết lỵ là xuất phát từ tình trạng nhiệt độ của con người không ổn định trong lúc giao mùa. Ăn uống không điều độ, thức ăn không sạch, hay ăn thức ăn lạnh, sống, hàn thấp tích trệ cũng khiến nhiều người mắc phải căn bệnh này.

3. Con đường lây truyền bệnh kiết lỵ

Dựa vào việc giải thích kiết lỵ là bệnh gì, ta có thể tìm được các con đường chính dẫn tới căn bệnh này gồm:

- Đường thức ăn, nước uống.

- Động vật mang mầm bệnh.

- Ruồi mang vi khuẩn bệnh.

- Tay chân vệ sinh không sạch sẽ.

- Bảo nang ở dưới móng tay.

- Đường tình dục.

4. Biểu hiện của bệnh kiết lỵ

Biểu hiện của bệnh kiết lỵ là đau quặn bụng, mót rặng. Ban đầu phân con lỏng sau dó bắt đầu toàn nhầy và máu. Một ngày đi đại tiện khoảng 5 – 10 lần. Tình trạng sốt nhẹ có thể có hoặc không.

Vị trí bụng đau thường nằm dọc theo khung đại tràng (dễ lẫn sang loét dạ dày) và manh tràng (hố chậu phải nên dễ lẫn sang viêm ruột thừa).

Khi đau bụng, phân nhày máu, thi thoảng xen kẽ với tiêu lỏng. Số lượng phân không nhiều nhưng vẫn khiến người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày. Khi mót rặng, người bệnh cảm thấy hậu môn vừa đau rát vừa cảm thấy bức thiết muốn đại tiện. Nếu có biểu hiện sốt cao là do shigella.

5. Biến chứng của bệnh kiết lỵ

Hiểu rõ kiết lỵ là bệnh gì, bệnh nhân cần ngay lập tức có các biện pháp cứu chữa. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng biến chứng sang nhiều bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng khác như:

- Lồng ruột.

- Thủng ruột.

- Lồng ruột.

- Xuất huyết tiêu hóa.

- Viêm loét đại tràng sau lỵ.

- Viêm ruột thừa do amip.

Bên cạnh các biến chứng trên, người bệnh còn có khả năng xuất hiện một vài biến chứng hiếm gặp khác. Trẻ nhỏ khi rặng quá nhiều sẽ bị sa hậu môn. Trong quá trình mắc bệnh, do mất chất dinh dưỡng và nhiều nguyên nhân khác nên trẻ có khả năng mắc các bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm niệu đạo, viêm khớp,…

Rối loạn chức năng vận động của ruột, sa hậu môn, viêm đại tràng cũng được biết tới như các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh kiết lỵ. Biến chứng nguy hiểm nhất phải kể tới ký sinh trùng amibe gây áp xe ở gan.

6. Chẩn đoán và điều trị kiết lỵ

Chẩn đoán kiết lỵ

Để chẩn đoán kiết lỵ, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

- Khám lâm sàng và hỏi bạn những câu hỏi về triệu chứng, thực phẩm mà bạn đã ăn, nhà cửa và môi trường sống, làm việc của bạn

- Cấy phân giúp xác định bệnh

- Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện trong trường hợp người bệnh có các biến chứng nghiêm trọng hoặc để loại trừ các nguyên nhân khác

Điều trị kiết lỵ

Nguyên tắc điều trị kiết lỵ là điều trị nhiễm trùng nhằm bổ sung lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy. Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Bổ sung chất lỏng và muối thay thế

+ Đối với trường hợp người lớn khỏe mạnh, chỉ cần uống đủ nước là có thể chống lại tình trạng mất nước do tiêu chảy.

+ Trường hợp trẻ em và người lớn bị mất nước nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay để bổ sung chất lỏng và các loại muối cần thiết thông qua truyền tĩnh mạch. Truyền nước qua đường tĩnh mạch giúp cung cấp muối và các chất dinh dưỡng cần thiết nhanh hơn nhiều so với đường uống. 

- Kháng sinh

Nếu người bị kiết lỵ là người già, trẻ sơ sinh và người bị nhiễm HIV - những người có nguy cơ cao lây lan bệnh thì có thể dùng kháng sinh để điều trị. 

7. Bệnh kiết lỵ nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị bệnh kiết lỵ nên ăn gì?

- Uống bổ sung Oresol để tránh bị mất nước

- Bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện sức khỏe đường ruột

- Ăn lá chè, tỏi, ngó sen,... vì đây là những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt

- Ăn những món ăn nhạt, không dầu mỡ để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn

- Ăn các loại rau củ quả tươi, có thể luộc hoặc ép thành nước

người bị kiết lỵ nên ăn gì

Người bị kiết lỵ nên ăn các loại rau củ tươi, ăn những món ăn nhạt và bổ sung lợi khuẩn probiotic (Ảnh: Internet)

Người bị kiết lỵ nên kiêng ăn gì?

- Tránh ăn các thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi như: hành tây, đậu Hà Lan, đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt

- Tránh các món ăn cay, nhiều dầu mỡ

- Tránh uống đồ uống có ga, cồn hoặc caffeine

- Tránh ăn các loại trái cây nhiều chất xơ như cam, quýt, bưởi

- Tránh uống sữa bò và các chế phẩm từ sữa

8. Phòng ngừa bệnh kiết lỵ ra sao?

Dựa trên kiến thức bệnh kiết lỵ là gì, các chuyên gia đưa ra một vài phương thức phòng ngừa bệnh kiết lỵ thông dụng gồm:

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn.

- Luôn ăn chín, uống sôi.

- Rửa, chế biến thực phẩm sạch sẽ trước khi dùng.

- Đậy kỹ thức ăn, tránh cho ruồi nhặn bu vào.

- Vệ sinh rác, phân, quản lý phân nông nghiệp hợp lý.

- Vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên.

- Điều trị kịp thời người lành mang bào nang.

bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không

Hiểu kiết lỵ là bệnh gì, bạn sẽ thấy việc vệ sinh tay chân quan trọng nhường nào (Ảnh: Hoiyhocduphong.vn)

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ kiết lỵ là bệnh gì và có thể phòng tránh căn bệnh này. Chúc bạn sức khỏe dồi dào!


Tác giả: Quang Anh