Quá trình ăn dặm giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ và giúp trẻ tập làm quen với nguồn thức ăn đa dạng hơn. Nhưng làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách lại là điều mà rất nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm qua nội dung sau:
Điều đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là cần phải đúng thời điểm.Thời điểm thích hợp nhất được khuyến cáo để cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn thiện và đủ khả năng tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể cho trẻ ăn dặm ở thời điểm sớm hơn (thời điểm 4 tháng) nếu có các vấn đề đặc biệt như trẻ chậm tăng cân, hoặc mẹ không cho con bú được (không có sữa, mắc bệnh,...), nhưng cần diễn ra dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn dặm chỉ là hoạt động làm quen của trẻ với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, chưa thể thay thế sữa mẹ trong khẩu phần. Do vậy, cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm thì các mẹ vẫn cần cho trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ. Không nên ngừng hoàn toàn sữa mẹ hoặc giảm lượng sữa bú của bé tối đa với mục đích khiến bé đói và thèm ăn hơn.
Việc giảm lượng sữa chỉ nên được tiến hành từ từ khi trẻ lớn dần, số lượng ăn dặm đã đáp ứng được nhiều hơn trong nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Một lưu ý khi cho trẻ ăn dặm khác cực kỳ quan trọng mà cha mẹ cần nhớ là thực phẩm ăn dặm của trẻ phải đảm bảo yếu tố đa dạng đinh dưỡng khi chế biến để có thể cân bằng nhu cầu các chất, kích thích vị giác của trẻ và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Các nhóm dinh dưỡng cần có trong thực phẩm ăn dặm phải bao gồm đủ chất đường bột (nên sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới), chất đạm (thịt nạc heo, thịt bò, trứng gà), chất béo, chất xơ và vitamin (hoa quả, rau củ).
Nếu không chắc chắn về các loại thực phẩm sử dụng cho trẻ, cha mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn đầy đủ nhất.
Để kích thích trẻ ngon miệng hơn, cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng cách thay đổi thực đơn thường xuyên hơn. Chế biến những món ăn bắt mắt hơn để kích thích trẻ hào hứng và thèm ăn hơn. Trong quá trình trẻ ăn hằng ngày cũng cần chú ý sự ưa thích của trẻ với các loại thực phẩm để có sự điều chỉnh sử dụng cho phù hợp.
Giai đoạn đầu khi mới ăn dặm, bé còn chưa quen với việc sử dụng thêm thức ăn bên ngoài. Do đó, cần chế biến thức ăn mềm hơn, lỏng hơn sẽ giúp trẻ dễ sử dụng thức ăn hơn.
Vì thế, một lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ không được quên là các loại thức ăn nên được hầm nhừ, xay nhuyễn trước khi trẻ sử dụng. Khi trẻ đã lớn hơn, các thức ăn có thể chế biến thô hơn như băm nhỏ, thái nhỏ,.. để giúp trẻ học nhai.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, trẻ chưa quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, chưa quen với cách ăn bằng thìa,... nên có thể việc cho ăn sẽ khá khó khăn và đôi khi trẻ không chịu ăn.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm rằng không nên cố ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn, điều này có thể tạo thành ấn tượng không tốt cho trẻ về vấn đề ăn uống. Ngoài ra, ép trẻ ăn khi trẻ không muốn dễ khiến trẻ quấy khóc, trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt nên dễ bị sặc thức ăn.
Đồng thời, cũng cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm nếu trẻ đã ngừng ăn thì cha mẹ cũng không nên ép trẻ ăn thêm, ăn cố cho hết phần thức ăn đã chuẩn bị. Ăn quá no dễ khiến trẻ bị nôn trớ sau ăn.
Có thể thấy rằng, vấn đề cho trẻ ăn dặm như thế nào là điều không hề đơn giản. Vì thế, cha mẹ hãy tự trang bị cho mình kiến thức và những lưu ý khi cho trẻ ăn ăn dặm để giúp trẻ ăn dặm hiệu quả và hào hứng hơn.