Kiểm soát tiểu đường: Chỉ số HbA1c luôn dưới 6.5% nhờ thực hiện điều đơn giản này

Kiểm soát tiểu đường: Chỉ số HbA1c luôn dưới 6.5% nhờ thực hiện điều đơn giản này
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 6.5% để tránh những biến chứng trên tim, thị giác, thần kinh

Kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm là mục tiêu điều trị của bệnh nhân tiểu đường. Trong đó, chỉ số HbA1c được coi là chỉ số "vàng" đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong suốt khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng, cho biết kế hoạch điều trị của người bệnh đang ổn định hay cần thay đổi. 

Các biến chứng trên hệ tim mạch, thị giác hay thần kinh có khả năng xuất hiện hay không có liên quan đến việc bạn đang duy trì chỉ số HbA1c ở mức cho phép hay vượt ngưỡng. Vậy có cách nào giúp kiểm soát chỉ số HbA1c luôn dưới 6,5%?

1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều theo bác sĩ kê đơn và kiểm tra chỉ số HbA1c định kỳ 3-4 lần để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết dài hạn để có tiên lượng về biến chứng tiểu đường.

2. Sử dụng thực phẩm thân thiện với đường huyết

- Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, thịt hộp, pizza, bánh mì, bánh ngọt…

- Nên sử dụng phương pháp nấu chín bằng cách luộc, nướng, hầm thực phẩm và hạn chế ăn đồ chiên xào.

- Tránh những thực phẩm chứa nhiều Choresteron như da gà, da vịt, nên ăn những loại thực phẩm thịt đã lấy sạch mỡ.

Ảnh 3.

- Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đây vừa là nguồn vitamin và muối khoáng tốt nhất vừa có tác dụng chống lão hoá.

3. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn

Tập luyện giúp nồng độ đường trong máu giảm xuống do cơ thể lấy đường để làm năng lượng, đây là phương pháp điều trị tự nhiên giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết của mình.

Những bài tập được khuyến nghị luyện tập như đi bộ, đạp xe, yoga, khí công giúp cơ thể khoẻ mạnh và dẻo dai, từ đó việc đối phó với những biến chứng của tiểu đường cũng dễ dàng hơn. 

4. Thái độ sống tích cực

Việc bạn luôn sống trong stress hay tâm trạng thay đổi thất thường, hay buồn bã, lo lắng, bi quan… sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường trong máu, dẫn đến sự thay đổi của chỉ số HbA1c. 

Sự thay đổi đột ngột lúc lên cao, lúc xuống thấp rất nguy hiểm. Vì vậy hãy cố giữ tâm trạng ổn định, luôn bình thản và đặc biệt phải lạc quan để cơ thể có điểm tựa chống chọi lại bệnh tật. Không chỉ riêng tiểu đường, mà bất kỳ bệnh lý nào khác, người bệnh cần luôn giữ tâm vững, bình tĩnh đón nhận và hãy tin tưởng, kiên trì vào phương pháp điều trị một cách khoa học và hợp lý, chắc chắn bệnh sẽ dần lui.

Tác giả: Hải Yến