Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi

Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi
Mùa đông, xuân thời tiết thuận lợi là thời điểm khiến dịch sởi bùng phát. Đối tượng nhiễm bệnh thường là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn chưa tiêm phòng. Thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch.

Sởi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên mùa đông, xuân là thời điểm dễ bùng phát dịch nhất do điều kiện thời tiết thuận lợi. Bệnh sởi rất dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp.

Do đó cần phải có các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới. Đặc biệt là khi tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học...

1. Tại sao phải dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi?

Nguy cơ lây lan và dễ bùng phát thành dịch

Virus sởi chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Vì thế sởi là một căn bệnh thường gặp và có nguy cơ lây lan cao. Sởi có thể xuất hiện liên tục trong cộng đồng, khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch.

Bệnh sởi có khả năng truyền nhiễm cao hơn cả Ebola, bệnh lao hay cảm cúm. Một người khoẻ mạnh hoàn toàn có thể bị lây lan nếu tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bạn có thể bị sởi nếu chạm vào bề mặt hoặc vật nào đó bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính mình khi chưa rửa tay.

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi

Theo nghiên cứu của Bộ y tế, trước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Đến nay dịch sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu, gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khả năng tồn tại trong không khí và lây qua đường hô hấp

Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ, trước khi tấn công vật chủ tiếp theo. Bệnh sởi có tính lây nhiễm cao qua đường hô hấp.

Hắt hơi, ho khiến virus sởi lây lan trong không khí và tấn công người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, các bé quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin. Do đó thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong mùa dịch là điều cần thiết để ngăn ngừa virus sởi lây lan trong cộng đồng.

>> Ngoài sởi thì các bệnh sau cũng có khả năng lây lan qua đường hô hấp!

Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi - Ảnh 1.

Dự phòng lây nhiễm mới để hạn chế virus sởi lây lan trong mùa dịch - Ảnh: Internet

2. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi

Có tới 90% người trước tuổi 20 bị mắc bệnh sởi. Ước tính có 100 triệu lượt bị sởi mỗi năm. Trong đó có tới 6 triệu người tử vong do sởi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Do đó dự phòng lây nhiễm mới là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khoẻ. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ y tế.

2.1. Đối với các cá nhân

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để chống lại Virus sởi. Vắc xin sởi có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự với hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại sự tấn công của virus, bảo vệ cơ thể bạn.

- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin đi tiêm đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó trẻ từ 1 đến 14 tuổi cần được tiêm vắc xin Sởi - Rubella đầy đủ để phòng tránh bệnh.

- Bệnh sởi có nguy cơ lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Do đó, bố mẹ không để trẻ tiếp xúc gần với các bạn nghi mắc bệnh sởi.

- Mang khẩu trang đầy đủ khi ra đường hoặc tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người khác.

>> Việc rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn trở nên phổ biến hơn khi không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Tuy nhiên, sử dụng các dung dịch diệt khuẩn có thể gây hại cho da tay. Đọc ngay cách cải thiện TẠI ĐÂY!

- Vệ sinh thân thể, mũi, họng, răng miệng, tai, mắt cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, môi trường sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.

- Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi theo tháp nhu cầu của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nơi tập trung đông trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên khử trùng phòng học, đồ chơi, dụng cụ học tập bằng chất sát khuẩn theo khuyến cáo của Bộ y tế.

- Trong trường hợp con có các dấu hiệu, sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban...cần phải cách ly sớm. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

- Không nên tự ý đưa bệnh nhân đi điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong quá trình di chuyển.

Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi - Ảnh 2.

Tiêm vắc xin là biện phát dự phòng lây nhiễm mới tối nhất mùa dịch sởi - Ảnh: Internet

2.2. Đối với cộng đồng

Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong cộng đồng:

- Chủ động liên hệ, cung cấp thông tin khi phát hiện người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi cho cơ sở y tế.

- Tiến hành cách lý bệnh nhân bị sởi để tránh lây lan ra cộng đồng.

- Tiến hành truyền thông đa kênh về việc chủ động phòng tránh bệnh sởi trong cộng đồng. Vận động mỗi cá nhân tuân thủ các quy trình vệ sinh đường hô hấp, che miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với người hoặc các bề mặt.

- Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo của Bộ y tế: Tiến hành cách ly, phun khử trùng khu vực có người bị bệnh, xử lý không khí, khuyến cáo đeo khẩu trang cá nhân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc...

- Hạn chế di chuyển bệnh nhân bị sởi giữa các cơ sở y tế khi không cần thiết để tránh tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Trên đây là một số biện pháp dự phòng lây nhiễm mới bệnh sởi trong mùa dịch. Hãy tham khảo và thực hiện để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.


Tác giả: HT