Khuyến cáo đối với người lành và người mắc bệnh sởi để ngăn chặn bệnh sởi lây lan ra cộng đồng

Khuyến cáo đối với người lành và người mắc bệnh sởi để ngăn chặn bệnh sởi lây lan ra cộng đồng
Theo khuyến cáo của Bộ y tế, một người mắc bệnh sởi có khả năng lây lan cho 10 đến 12 người xung quanh đó, nếu họ không có biện pháp bảo vệ đúng cách. Vậy làm thế nào để ngăn chặn bệnh sởi lây lan sang người khác?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và mạnh mẽ hơn cả Ebola, bệnh lao và cảm cúm. Vậy sởi thường lây nhiễm quan những con đường nào? Làm thế nào để ngăn chặn bệnh sởi lây lan sang người khác?

Khi bị sởi cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Phát ban, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt...Sởi thường gặp ở trẻ em, có sức đề kháng yếu, bị suy dinh dưỡng hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.

>> Làm cách nào để nhận biết nhanh nhất các triệu chứng khi bị sởi? Đọc ngay!

Sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó phòng tránh là cách duy nhất để ngăn chặn bệnh sởi lây lan cho cộng đồng. Tiêm vắc xin phòng bệnh giúp cơ thể miễn dịch với virus sởi từ đó ngăn cản nguy cơ lây nhiễm.

Hiểu về con đường lây nhiễm và cách phòng tránh để ngăn chặn bệnh sởi lây lan - Ảnh 1.

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sởi - Ảnh: Internet

1. Những con đường lây nhiễm virus bệnh sởi

Trước khi biết đường các biện pháp phòng chống lây nhiễm từ người khác thì bạn cần nắm rõ những con đường lây nhiễm của bệnh sởi. Cụ thể như sau:

Bệnh sởi lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện...chất dịch tiết hầu mang mầm bệnh sẽ bắn ra môi trường xung quanh và phát tán chúng. Khi bạn chăm sóc hoặc tiếp xúc với người bệnh mang virus sởi sẽ tấn công và lây lan.

Bên cạnh việc lây nhiễm trực tiếp, Virus sởi còn có khả năng lây nhiễm gián tiếp. Chúng có thể tồn tại và hoạt động được sau 34 giờ trong nhiệt độ phòng. Do đó nếu người khoẻ mạnh vô tình tiếp xúc với dịch tiết chứa virus của người bệnh, rất có khả năng bị lây nhiễm.

Virus sởi có thể tồn tại trên các bề mặt, đồ dùng sinh hoạt gia đình, cá nhân...do đó bạn nên lưu ý khi gia đình có người bị sởi.

Sởi có thể lây lan sang người khác ngay cả khi chưa có dấu hiệu phát bệnh. Thời gian lây truyền bắt đầu từ 4 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiền đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Do đó chúng ta cần có biện pháp phòng tránh đúng cách để ngăn chặn bệnh sởi lây lan trong cộng đồng.

Hiểu về con đường lây nhiễm và cách phòng tránh để ngăn chặn bệnh sởi lây lan - Ảnh 2.

Hiểu con đường lây nhiễm để ngăn chặn bệnh sởi lây lan - Ảnh: Internet

2. Các biện pháp phòng tránh để ngăn chặn bệnh sởi lây lan sang người khác

Ngăn chặn bệnh sởi lây lan sang người khác là việc cần thực hiện ngay khi phát hiện. Bởi nếu không được xử lý kịp thời bệnh rất dễ bùng phát thành các ổ dịch, vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh để ngăn chặn bệnh sởi lây lan.

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sởi, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và cách ly. Trong điều kiện không thể chăm sóc, cách ly tại bệnh viện bạn có thể tự tiến hành tại nhà.

Hạn chế tiếp xúc với người khác

Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, bạn cần chú ý không cho bé tiếp xúc với trẻ lành. Khi có dấu hiệu bị sởi trẻ phải nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác trong trường, lớp học.

Hay nói cách khác là hạn chế tiếp xúc với người khác, cần được cách ly trong thời gian lây lan, tức là bốn ngày sau khi phát ban. (Bạn cũng dễ lây truyền bốn ngày trước khi phát ban xuất hiện, nhưng hầu hết mọi người không biết mình bị bệnh sởi cho đến khi phát ban xuất hiện).

Nếu trong nhà bạn có các thành viên chưa được tiêm phòng, hãy gọi cho bác sĩ để xem liệu có còn thời gian cho họ tiêm vaccine hoặc một phương pháp điều trị khác gọi là liệu pháp immunoglobulin (IG), bao gồm việc chuyển các protein bảo vệ chống bệnh sởi - được gọi là kháng thể - được tổng hợp từ máu được hiến tặng cho những người chưa được tiêm chủng.

Loại điều trị này chỉ được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng, tiếp xúc với virus từ 12 tháng tuổi trở xuống, cũng như phụ nữ mang thai và trẻ em chưa được tiêm phòng có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Nếu có chỉ định cách ly tại bệnh viện thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ liên quan tới các biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Hiểu về con đường lây nhiễm và cách phòng tránh để ngăn chặn bệnh sởi lây lan - Ảnh 3.

Đeo khẩu trang để ngăn chặn bệnh sởi lây lan sang người khác - Ảnh: Internet

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và môi trường xung quanh

Thường xuyên vệ sinh thân thể, thay quần áo sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, phun khử trùng nhà ở, lớp học. Giữ gìn nhà ở, phòng học, đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng.

Đeo khẩu trang, rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với người bệnh

Đối với người chăm sóc bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc.

Chú ý tới thời gian cách ly

Thời gian người bệnh cách ly là từ lúc nghi mắc sởi đến ít nhất 5 ngày sau khi phát ban và khỏi bệnh.

Như đã nói ở trên, việc người lành phòng tránh lây nhiễm tốt nhất chính là tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho cả gia đình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp dự phòng và tăng cường sức đề kháng dưới đây:

- Chủ động tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi. Người dưới 20 tuổi chưa tiêm phòng sởi cũng nên thực hiện tiêm phòng.

- Áp dụng các biện pháp dự phòng như: Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, bệnh viện, trường học. Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khu vực sống, điều trị của họ.

>> Rửa tay như thế nào là đúng cách theo chuẩn của Bộ Y tế?

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với trẻ em.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa, phòng làm việc gọn gàng, sạch sẽ, thông thoáng.

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Vitamin A để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Tác giả: HT