Không tiêm phòng viêm gan B có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Không tiêm phòng viêm gan B có thể tăng nguy cơ mắc bệnh
Viêm gan B là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam do tỷ lệ lây nhiễm cao. Vậy mà có nhiều người lại không tiêm phòng viêm gan B.

1. Vai trò của việc tiêm vaccine viêm gan B

Theo các chuyên gia y tế thì tiêm phòng viêm gan B chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Vì viêm gan B tiến triển âm thầm nên thông thường chúng ta khó biết được bản thân hay những người xung quanh có mắc viêm gan B hay không để có những biện pháp dự phòng phù hợp. Cũng chính bởi vậy mà việc tiêm phòng viêm gan B là vô cùng quan trọng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Phó chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia thì trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm 3 mũi vaccine viêm gan B. Trong đó, mũi tiêm đầu tiên thường được gọi là liều tiêm viêm gan B sơ sinh. Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia bắt đầu thực hiện việc tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 sau khi sinh từ năm 2006. Còn vaccine viêm gan B đã được thí điểm từ năm 1997.

Vaccine viêm gan B là loại vaccine bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống) nên khá an toàn. Trên thực tế vaccine viêm gan B được coi là một trong số những loại vaccine an toàn nhất. Các lô vaccine viêm gan B đều được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới trước khi được đưa vào sử dụng.

Ở Việt Nam đã từng xảy ra một số trường hợp phản ứng nặng, thậm chí là tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B. Tuy các báo cáo đã chứng minh rằng chất lượng vaccine viêm gan B không có vấn đề nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn quyết định không tiêm phòng viêm gan B cho con mình. Đây là một quyết định vô cùng nguy hiểm cho trẻ khi mà tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B ở Việt Nam vô cùng cao.

2. Không tiêm phòng viêm gan B tăng nguy cơ mắc bệnh?

Không tiêm phòng viêm gan B sẽ tạo điều kiện cho virus viêm gan B xâm nhập cơ thể. Đối với những người chưa có kháng thể viêm gan B, đặc biệt là trẻ em, không tiêm phòng bệnh viêm gan B sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên rất nhiều. Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ trẻ. 

Phải biết rằng, trẻ bị nhiễm viêm gan B trong những năm đầu đời sẽ rất dễ chuyển sang bị viêm gan B mạn tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, phụ nữ không tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai cũng mang lại nguy cơ mắc viêm gan B cho trẻ. Không tiêm phòng viêm gan B, người mẹ có thể mắc bệnh rồi vô tình truyền bệnh cho con. 

Nếu phát hiện được sớm thì có thể có cách phòng ngừa nhưng nếu không may phát hiện bệnh muộn thì chắc chắn trẻ sẽ mắc viêm gan B, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển sau này.

Xét theo mối quan hệ giữa viêm gan B và xơ gan, ung thư gan thì không tiêm phòng viêm gan B cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc xơ gan và ung thư gan do hai bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở các bệnh nhân viêm gan B. Xơ gan và ung thư gan là hai căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và khó điều trị.

Hơn nữa, ở Việt Nam nhận thức về Việt Nam còn kém nên việc vô tình lây truyền viêm gan B rất phổ biến. Trong tình huống ấy, không tiêm phòng bệnh viêm gan B chẳng khác nào khiến mình trở thành miếng mồi ngon cho virus viêm gan B. 

Những biện pháp dự phòng viêm gan B khác cũng không thể hoàn toàn đảm bảo việc ngăn chặn viêm gan B. Thế nên nếu không tiêm phòng viêm gan B khiến khả năng bị lây truyền bệnh cao hơn.

Tác giả: Nụ Nguyễn