Phốt pho là một dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, tuy nhiên chúng ta thường ít chú trọng đến nó. Hiểu được rõ hơn về phốt pho cũng để có thể bổ sung phốt pho đúng cách cho cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe bản thân, gia đình.
Cơ thể chúng ta cần phốt pho để có thể giữ cho xương và răng chắc, khỏe mạnh. Phốt pho cùng với canxi còn tham gia vào quá trình sinh hóa để sản xuất năng lượng và điều chỉnh độ pH trong cơ thể ở mức ổn định. Nếu đi cùng với vitamin B, chúng còn giúp cải thiện chức năng thận, duy trì nhịp tim, tạo tín hiệu cho hệ thần kinh...
Hơn thế nếu bổ sung phốt pho đủ, cơ thể sẽ cân bằng và sử dụng các vitamin như vitamin B và D, cũng như các khoáng chất khác như iốt, magiê và kẽm. Phốt pho còn giúp phát triển, duy trì, tái tạo lại các mô tế bào, hỗ trợ co cơ, duy trì nhịp tim đều đặn, tạo điều kiện dẫn truyền thần kinh cũng như giảm đau cơ khi tập thể dục.
Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn thường ngày đều chứa đủ lượng phốt pho cho cơ thể. Những loại thực phẩm chứa canxi và đạm sẽ giúp cung cấp đủ lượng phốt pho vì chúng không được hấp thụ trực tiếp và phải thông qua canxi, protein. Bạn có thể bổ sung phốt pho bằng các loại thực phẩm như:
- Thịt lợn
- Cá
- Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
- Trứng
- Các loại ngũ cốc
- Bánh mì
- Gà và gà tây.
Sẽ tùy vào độ tuổi cùng như tình trạng sức khỏe mà cơ thể bạn cần bổ sung phốt pho sao cho phù hợp. Nếu như trẻ em cần từ 9-18 tuổi cần một lượng phốt pho lớn, thì người lớn lại cần ít hơn.
Viện Linus Pauling đưa ra lượng phốt pho cần bổ sung hằng ngày như sau:
- Người lớn (19 tuổi trở lên): 700 mg
- Trẻ em (9 đến 18 tuổi): 1.250 mg
- Trẻ em (4 đến 8 tuổi): 500 mg
- Trẻ em (1 đến 3 tuổi): 460 mg
- Trẻ sơ sinh (7 đến 12 tháng): 275 mg
- Trẻ sơ sinh (0 đến 6 tháng): 100 mg.
Thực tế thì không có nhiều trường hợp cần bổ sung phốt pho bởi vì, hầu hết chúng ta đều nhận đủ lượng phốt pho thông qua những thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn chính xác để cung cấp đủ lượng phốt pho cho cơ thể.
Theo các chuyên gia, nếu cơ thể dư thừa phốt pho có thể gây ra tiêu chảy, làm cứng các cơ quan và các mô mềm. Nồng độ phốt pho cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả các khoáng chất khác của cơ thể, chẳng hạn như sắt, canxi, magiê và kẽm.
Trong khi đó, nếu như không bổ sung phốt pho đủ cho cơ thể, có thể dẫn đến đau khớp, xương, không cảm thấy ngon miệng khi ăn, luôn mệt mỏi, dễ kích động, lo lắng, thậm chí có thể dẫn đến xương kém phát triển ở trẻ em.
Kết luận
Cơ thể cần phốt pho để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Mặc dù rất ít những trường hợp bị thiếu phốt pho nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Hãy hiểu về phốt pho, hiểu về cơ thể để bổ sung phốt pho hợp lý, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Cần lưu ý trong các loại thực phẩm về hàm lượng của dưỡng chất này, để bổ sung cho phù hợp, tránh để vượt ngưỡng cho phép, hay cơ thể không được cung cấp đủ. Tốt hơn hết, chúng ta hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia, họ sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe cũng như hiện trạng cơ thể, từ đó sẽ có những lời khuyên, chẩn đoán chính xác nhất.
Nguồn: https://www.healthline.com/health/phosphorus-in-diet